Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Tien do duong 32 Nhung ky luc dau kho

Tuyến quốc lộ 32 lâu nay được mệnh danh là con đường đau khố mà nguyên nhân là do tiến độ rùa. Hội nghị nhà chung cư lần thứ nhất tại tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam bất thành khi người dân không đồng tình vì sự thiếu minh bạch và lộn xộn. ANTĐ - Dù thị trường bất động sản đang ở giai đoạn mà nhiều người cho rằng đã "bắt đáy" nhưng việc mua được một căn hộ vẫn là điều quá khó với người lao động. Trong khi đó, chiến lược nhà ở cho người thu nhập thấp vẫn chưa thiết thực với nhu cầu của người dân. Một giải pháp nữa lại được đưa ra, đó là căn hộ cho thuê…

Từ khóa liên quan

Tổ chức
  • Sở Giao thông Vận tải
  • Bộ Giao Thông Vận Tải
Từ chuyên môn
  • thông xe kỹ thuật
  • ban quản lý dự án
Danh từ
  • tiến độ
  • dự án
  • tuyến đường
  • chủ đầu tư
Động từ
  • thi công
  • chỉ đạo
  • giải phóng mặt bằng
Cụm từ
  • tuyến đường không
Địa danh trong nước
  • Quốc lộ 32
  • Cầu Diễn
  • Nhổn

Tin đọc nhiều

  • Tử vong trong ngày đầu đi làm - VnExpress 14267 lượt đọc
  • Tiến độ đường 32: Những kỷ lục "đau khổ" - VnMedia 393 lượt đọc
  • Năm 2030 Ninh Bình có thêm 11 đô thị mới - Báo Tin tức 359 lượt đọc
  • Tòa tháp cao nhất châu Âu có 'chủ mới' - VnExpress 256 lượt đọc
  • Quảng Nam: Hàng trăm người dân "cản xe" vì sợ bụi - Người Lao Động 201 lượt đọc
  • Cty Him Lam đầu tư xây dựng nút giao thông trung tâm... - CAND Portal 183 lượt đọc
  • Công ty Thuận Thành đảm bảo quyền lợi của khách hàng tại... - Dân Trí 160 lượt đọc
  • Phát triển mạng lưới xe buýt giai đoạn 2012-2020 - Vietnam Plus 116 lượt đọc

Có thể bạn quan tâm

  • "Lỗ" từ cầu ngắn đến cầu dài - Đại Đoàn Kết
  • Sẽ 'siết' thẩm định nhà thầu xây dựng - Tiền Phong
  • Hà Nội gặp khó trong giải phóng mặt bằng - VnMedia
  • Không có giấy vẫn được cấp phép xây dựng - Tuổi Trẻ - Địa Ốc
  • Trên công trường đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam - QĐND

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Bãi đậu xe: Bán, mua và chờ đợi - Tuổi trẻ - Cuối tuần
  • Lai Châu: Sập đất, hai công nhân tử vong - Dân Việt
  • Dân khổ khi dự án chậm - Hà Nội Mới
  • Cần một cơ chế "mở" - Hà Nội Mới
  • Bệnh viện Chợ Rẫy đưa vào hoạt động trạm xử lý nước thải công nghệ mới - VOH

Các bài khác

  • Tòa tháp cao nhất châu Âu có 'chủ mới' - VnExpress
  • Người đi mở đất - Tuổi Trẻ
  • Thu hồi đường vào Trung tâm Nhổn - Tuổi Trẻ - Thể Thao
  • Thu hồi chủ trương chuyển đổi công năng một cao ốc - Tuổi Trẻ - Địa Ốc
  • Chủ đầu tư "chạy" hội nghị nhà chung cư - Hà Nội Mới

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Sư Tử (23/07-23/08)

Thần Tài gõ cửa cung Sư Tử sáng nay nè, khởi đầu ngày mới quá tuyệt! Mặc dù buổi chiều bạn cảm thấy hơi gượng ép khi phải làm một vài việc không thích, nhưng sau cùng bạn vẫn sẽ chấp nhận và hoàn thành không thể tốt hơn

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

-

Hứa thất hứa...

Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 32 (đoạn Cầu Diễn – Nhổn) được Bộ GTVT phê duyệt năm 2003, với mức đầu tư dự kiến khoảng 891,543 tỷ đồng, được thực hiện thông qua nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ. Đây là dự án quan trọng, liên quan mật thiết tới các công trình trọng điểm của Thủ đô.

Khi triển khai, Ban Quản lý dự án 5 (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư, UBND thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm GPMB. Sau một thời gian bị ngưng trệ, tháng 12/2005 dự án nâng cấp cải tạo quốc lộ 32 chính thức khởi công. Sau 4 năm thi công, do tiến độ dự án quá chậm nên Chính phủ đã có văn bản chuyển dự án về cho UBND thành phố Hà Nội thực hiện, đồng thời thành phố giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị thuộc Sở GTVT làm chủ đầu tư.

Ban đầu, tuyến quốc lộ 32 dự kiến được mở rộng 50 m, dài 2 km để phục vụ SEA Games 23 (năm 2003), chủ đầu tư là Ban quản lý dự án 5 đã quyết tâm hoàn thành gói thầu 1 từ cầu vượt Mai Dịch đến nút giao thông vào Khu Liên hợp thể thao quốc gia. Tuy nhiên, đến trước kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á, tuyến này mới giải tỏa và thi công xong một bên đường phía Nam. Cùng với đó, gói thầu 2 từ nút giao thông khu Liên hợp thể thao quốc gia tới Cầu Diễn dài 1,4 km thuộc huyện Từ Liêm cũng chưa nhúc nhích.

Sau khi được thi công trở lại, dự án này được UBND Hà Nội đưa vào công trình trọng điểm 1000 năm Thăng Long, nhưng sau đó tiếp tục phải lỗi hẹn với đại lễ.

Thời điểm trước thềm đại lễ, Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải đã hạ quyết tâm thông xe toàn tuyến trước tháng 2/2011.

Tuy nhiên, đến tháng 4/2011, tuyến đường không những trễ hẹn mà vẫn được thi công với tốc độ "rùa", UBND Hà Nội phải liên tục đốc thúc Sở GTVT chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo đến tháng 6/2011 thông xe.

Thế nhưng, đơn vị thực hiện dường như phớt lờ chỉ đạo thành phố khi hết hạn 30/6/2011, "con đường đau khổ" vẫn ngổn ngang, buộc thành phố lại ra tiếp văn bản chỉ đạo Sở GTVT và các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thông xe vào 30/7/2011.

Hạn 30/7/2011 đã qua từ lâu nhưng tuyến đường 32 vẫn chưa thể thông xe và Sở GTVT lại "hứa" "dự kiến" thông xe toàn tuyến trước ngày 2/9/2011.

Tuy nhiên, sau thời hạn thông xe dịp 2/9/2011, Sở GTVT cũng như UBND TP Hà Nội vẫn có chỉ đạo tiếp theo để đốc thúc hoặc xử lý nhà thầu "hành dân" này.

Kể từ thời điểm đó đến nay, dự án vẫn được triển khai tiến độ rất chậm chạp bất chấp việc thúc ép nhiều lần từ phía cơ quan quản lý. Ngay kể cả những tháng đầu năm 2012, UBND thành phố đã ra văn bản đến 3 lần thúc giục đẩy nhanh tiến độ

1001... lý do

Để lý giải cho sự chậm trễ thì một trong những lý do "cửa miệng" được chủ đầu tư đưa ra đó là do khó giải phóng mặt bằng, diện tích thu hồi đất lớn, khó khăn vướng mắc trong việc hỗ trợ tái định cư....Tuy nhiên, trên thực tế thì dự án công trình nào khi triển khai đều gặp phải lý do này nhưng nhiều tuyến đường vấn cán đích trong khi đó lãnh đạo Thành phố đã hết sức quan tâm, chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc gây ảnh hưởng đến tiến độ của tuyến đường này.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, phần đường đã được thông từ tháng 9/2011 những do một số vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án, như hệ thống cột đường dây 35KV và 22KV chưa có phương án di chuyển, nên chưa thể thi công các hạng mục nằm trên vỉa hè (lát hè, cấp nước, thoát nước bẩn, chiếu sáng, hầm đi bộ…) vì vậy, tuyến đường tiếp tục lỗi hẹn.

Theo Ban GPMB huyện Từ Liêm, chỉ tính riêng đoạn Diễn -Nhổn dài 4km mặc dù tuyến đường không dài, nhưng phải thu hồi hơn 210.000m2 đất để phục vụ triển khai dự án. Đặc biệt, huyện Từ Liêm đã phê duyệt khoảng 1.300 phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư của các hộ dân ở 4 xã, thị trấn.


Khánh An

Sáng 10/03, theo đúng dự kiến hội nghị nhà chung cư sẽ bắt đầu vào 9 giờ nhưng công tác tổ chức đã gặp nhiều vấn đề khi kế hoạch chương trình không có, cũng như không có chủ trì tuyên bố lý do, khai mạc. Tất cả dân cư đều phải đứng lộn xộn, nhiều người đã bức xúc và phản đối. Các cư dân Keangnam đã lập biên bản dừng hội nghị chung cư, yêu cầu chủ đầu tư phải tổ chức cuộc họp khác minh bạch, rõ ràng hơn.

Theo ông Trần Xuân Trạch trong Ban đại diện lâm thời tòa nhà, việc tổ chức hội nghị nhà chung cư là việc cần thiết, các cư dân tòa nhà mong muốn và ủng hộ. Tuy nhiên, với cách tổ chức quá vội vàng, bất cập của Công ty Keangnam khiến cư dân rất bất bình.

Dân Keangnam lo hội nghị chung cư thiếu minh bạch

Chị Minh Thảo, một cư dân tòa nhà cho biết thêm, trong thông báo, Công ty Keangnam ghi rõ, nếu không tổ chức được hội nghị chung cư hoặc không bầu được Ban quản trị thì việc quản lý hai tòa nhà A và B sẽ vẫn do Công ty Chesnut quản lý và áp dụng mức phí 18.848đồng/m2 cho đến khi bầu được Ban quản trị.

Đại diện chủ đầu tư, ông Ha Jong Suk, đã buộc phải hủy hội nghị lần này do chuẩn bị chưa chu đáo. Đơn vị này sẽ chuyển hội nghị sang buổi khác và có thông báo cụ thể tới các cư dân.

Trước đó, tại tòa nhà cao nhất Việt Nam này đã xảy ra tranh chấp kéo dài giữa các cư dân và chủ đầu tư về mức thu phí dịch vụ, tiền gửi xe,…Tuy nhiên đến nay, thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người dân vẫn chưa đạt được.



Theo quy định tại Điều 11 Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư, Ban hành kèm theo Quyết định số 08 /2008/QĐ-BXD ngày 28/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thì tổ chức, hoạt động của Hội nghị nhà chung cư được quy định như sau:

1. Hội nghị nhà chung cư là hội nghị các chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư có thể cử đại diện hoặc ủy quyền cho người khác tham dự Hội nghị nhà chung cư.

Hội nghị nhà chung cư có thể tổ chức cho một nhà chung cư hoặc một cụm nhà chung cư. Trường hợp tổ chức Hội nghị cho một nhà chung cư thì số người tham dự phải có số lượng trên 50% tổng số chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư. Trường hợp tổ chức Hội nghị cho một cụm nhà chung cư thì mỗi nhà chung cư phải cử đại biểu tham dự, số đại biểu tham dự của mỗi nhà chung cư phải có số lượng trên 10% số chủ sở hữu và người sử dụng của mỗi nhà chung cư đó.

Hội nghị nhà chung cư được tổ chức mỗi năm 01 lần, trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức Hội nghị bất thường khi có trên 50% tổng số các chủ sở hữu và người sử dụng đề nghị bằng văn bản hoặc khi Ban quản trị đề nghị đồng thời có văn bản đề nghị của 30% chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư.

2. Trong thời hạn không quá 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư được bàn giao đưa vào sử dụng và có 50% căn hộ được bán trở lên (kể cả số căn hộ mà Chủ đầu tư giữ lại) thì Chủ đầu tư (đối với nhà chung cư nhiều chủ sở hữu) hoặc chủ sở hữu (đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu) có trách nhiệm tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu. Trường hợp nhà chung cư không xác định được Chủ đầu tư thì đơn vị đang quản lý nhà chung cư đó hoặc UBND cấp quận có trách nhiệm chủ trì tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu.

3. Hội nghị nhà chung cư là cơ quan có quyền cao nhất trong việc quản lý sử dụng nhà chung cư đó theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này. Hội nghị nhà chung cư quyết định các vấn đề sau:

a) Đề cử và bầu Ban quản trị; đề cử và bầu bổ sung, bãi miễn thành viên Ban quản trị trong trường hợp tổ chức Hội nghị nhà chung cư bất thường; thông qua hoặc bổ sung, sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban quản trị; thông qua mức phụ cấp trách nhiệm cho các thành viên Ban quản trị và các chi phí hợp lý khác phục vụ cho hoạt động của Ban quản trị;

b) Thông qua hoặc bổ sung, sửa đổi Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư;

c) Thông qua việc lựa chọn doanh nghiệp quản lý vận hành, doanh nghiệp bảo trì nhà chung cư;

d) Thông qua báo cáo công tác quản lý vận hành, bảo trì và báo cáo tài chính của các đơn vị được giao thực hiện;

đ) Quyết định những nội dung khác có liên quan đến việc quản lý sử dụng nhà chung cư.

Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư không nhất thiết phải thực hiện các nội dung quy định tại điểm c và d nêu trên.

4. Mọi quyết định của Hội nghị nhà chung cư phải đảm bảo nguyên tắc theo đa số thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu và được xác lập bằng văn bản.



Hà Nam

Nhu cầu lớn

Tại Hội nghị triển khai phương hướng hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản năm 2012 diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban chỉ đạo đã yêu cầu Bộ Xây dựng cần tập trung nghiên cứu phát triển loại hình nhà cho thuê bởi đây sẽ là mô hình nhà ở phổ biến trong tương lai. Theo Phó Thủ tướng thì thực tế ở Việt Nam, cần thay đổi cơ cấu hình thức, phát triển nhà cho thuê thay vì phát triển hình thức sở hữu riêng như hiện nay. Giá nhà ở luôn vượt quá khả năng chi trả của đại bộ phân người dân, nếu cứ sở hữu riêng sẽ làm cho người dân khó tiếp cận nhà ở. Cả cuộc đời chỉ lo tích lũy một khoản tiền lớn để mua nhà, trong khi bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư vào lĩnh vực khác, lãng phí tiền của, cuộc sống thì không được cải thiện… Phát triển nhà cho thuê chính là giải pháp hữu hiệu để người dân cải thiện nhà ở, nâng cao chất lượng sống.

Ở các nước trên thế giới, 80-90% là nhà đi thuê, nhà thuộc sở hữu cá nhân rất ít. Trong khi đó ở Việt Nam, đất chật người đông, tỷ lệ nhà cho thuê lại rất ít, hai đô thị lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhà cho thuê chỉ đạt 14-16%. Theo ước tính hiện nay, ít nhất 70% số hộ gia đình ở Hà Nội (trong đó có khoảng 50% số hộ công nhân viên chức) không có khả năng tích lũy từ tiền lương của mình để mua nhà, xây nhà mới cho mình nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Có khoảng 10.000 hộ gia đình ở Hà Nội đang thực sự bức xúc về nhà ở và thành phố cũng chỉ mới có giải pháp cho khoảng 30% trong số này.

Nhưng hiện nay, phân khúc nhà ở cho thuê chỉ tập trung phần lớn ở khu vực tư nhân, và đối tượng cho thuê chủ yếu là người nước ngoài vì đối tượng này mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Còn người lao động trong nước thì đang phải thuê nhà do các hộ gia đình cá nhân tự đầu tư xây dựng với diện tích chật hẹp, không đảm bảo an toàn, chất lượng sống, giá cả không ổn định. Việc đầu tư xây dựng nhà ở cho thuê tự phát, manh mún đã không đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế, không phù hợp quy hoạch đã ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị… Như vậy, phát triển nhà cho thuê sẽ là một tất yếu trong xã hội hiện đại.

Lợi thì có lợi

Một trong những doanh nghiệp đầu tiên mạnh dạn đầu tư lĩnh vực nhà cho thuê ở Hà Nội là Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội (HACINCO). Ông Nguyễn Chí Sỹ, Giám đốc HACINCO cho rằng hiện nay, tư duy của người dân Việt Nam là làm cả đời để tích cóp mua được một ngôi nhà, một miếng đất, không chỉ để cho mình mà còn để dành cho con cháu, vì vậy, một căn hộ không chỉ là nơi để ở mà còn là tài sản tích lũy. Chính vì thế thay đổi quan niệm của người dân là rất khó. Một người dân có thể đầu tư vài tỷ đồng để mua một căn hộ và họ coi đó là tài sản của mình nhưng không ai nghĩ đến việc bỏ ra một khoản tiền lớn để thuê nhà vì tài sản vẫn là của… người ta.

Một phép tính nhỏ mà ông Sỹ đưa ra: Hiện nay, mô hình căn hộ chung cư đang rất được ưa chuộng. Bản chất của một tòa chung cư là hàng nghìn căn hộ trong một tòa nhà, trên một miếng đất. Và để mua được một căn hộ ở đó, người dân phải bỏ ra hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng. Mảnh đất có thể là vĩnh cửu, còn tòa nhà thì phải có một niên hạn nhất định, 50 hay 70 năm. Đến khi tòa nhà hết niên hạn thì phải phá đi xây lại, và việc đầu tư, xây dựng lại như thế nào là vô cùng khó khăn vì mảnh đất đó có tới hàng nghìn chủ sở hữu.

Chưa kể, trong quá trình ở chung cư, sẽ có hàng trăm loại phí mà chủ đầu tư áp đặt, nếu hộ gia đình nào không tuân thủ sẽ xảy ra tranh chấp như các vụ tranh chấp phí dịch vụ chung cư xảy ra gần đây… Trong cuộc sống hiện đại, việc thay đổi chỗ làm, chỗ ở là chuyện rất dễ xảy ra. Vì vậy, theo ông Sỹ, thị trường nhà cho thuê sẽ là tất yếu của xã hội. Và việc thuê nhà, về mặt kinh tế là có lợi cho từng khách hàng, cho xã hội và cho cả nền kinh tế. "Chẳng hạn một người có 5-10 tỷ đồng, thay vì mua một căn hộ thì có thể đem đầu tư vào lĩnh vực nào đó, đơn giản nhất là gửi ngân hàng. Số tiền lãi mỗi tháng hoàn toàn có thể đủ cho việc thuê nhà, cộng với chi tiêu sinh hoạt. Như thế, nguồn tiền sẽ được tái đầu tư, đem lại giá trị cho xã hội, trong khi chi phí dành cho nhà ở lại hợp lý".

Nhưng doanh nghiệp chưa mặn mà

Cho đến nay, ngoài HACINCO với dự án nhà cho thuê quy mô 2 tòa nhà, mỗi tòa khoảng 120 căn hộ, hầu như vẫn chưa có doanh nghiệp nào mạnh dạn đầu tư vào phân khúc này. Tuy nhiên, với đơn giá cho thuê từ 100.000-200.000 đồng/m2 cho các căn hộ từ 50-90m2 vẫn chỉ phù hợp với các đối tượng có thu nhập khá và ổn định chứ chưa thể đáp ứng được cho người lao động phổ thông.

Hiện nay, đa số nguồn vốn cho bất động sản là ngắn hạn, tính ổn định của đồng tiền kém nên chủ đầu tư không mặn mà là điều đương nhiên. Và càng không thể đặt nó với nhiệm vụ phục vụ đối tượng thu nhập thấp như các chương trình nhà ở xã hội đang đưa ra.

Thực tế hiện nay, chúng ta mới chỉ có chính sách về xây dựng nhà ở xã hội cho thuê hoặc thuê mua, còn chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà cho thuê vẫn thiếu. Chiến lược nhà ở quốc gia vừa được ban hành cũng phân định rõ: một mặt Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở thương mại đáp ứng nhu cầu của các đối tượng có khả năng chi trả, một mặt Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở phi hàng hóa - nhà xã hội để giải quyết chỗ ở cho các nhóm đối tượng chính sách khó khăn về nhà ở nhưng không có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường. Cùng với việc Nhà nước khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng quỹ nhà để bán, cho thuê giá rẻ, Nhà nước sẽ chủ động đầu tư quỹ nhà xã hội từ vốn ngân sách hoặc theo hình thức BT đổi đất lấy công trình… để có quỹ nhà để bán, cho thuê, thuê mua với giá rẻ nhằm đáp ứng cho đối tượng dân nghèo ...

Tuy nhiên, cũng có một luồng ý kiến khác, cho rằng Nhà nước chỉ nên định hướng khuyến khích thị trường nhà ở cho thuê, nhà ở xã hội chứ không nên "làm thay, nghĩ thay" doanh nghiệp quá nhiều. Một chuyên gia lâu năm trong ngành bất động sản cho rằng, hiện nay đa số các dự án nhà ở xã hội đều có hệ số sử dụng đất rất thấp, chẳng hạn để đảm bảo nhà ở giá rẻ thì chủ đầu tư không được xây thang máy, do vậy cũng phải hạn chế về số tầng, rồi diện tích cũng phải nhỏ… Trong khi cũng trên diện tích ấy, nếu người ta xây nhà thương mại cao tầng thì giá trị rất lớn. Vậy tại sao chúng ta không lấy số tiền đó, quy ra ngân phiếu chẳng hạn rồi phát cho những đối tượng cần hỗ trợ, và cái ngân phiếu ấy chỉ được sử dụng vào việc thanh toán cho các cơ sở lưu trú (bán hoặc cho thuê nhà) đã đăng ký với Nhà nước. Khi đó thị trường sẽ tự điều tiết, người khó khăn có tiền (nhà nước hỗ trợ cộng với thu nhập của họ) thì lập tức các doanh nghiệp, cá nhân sẽ bủa vào phục vụ. Các tổ chức, cá nhân xây nhà cho thuê thì phải đăng ký và nộp thuế cho Nhà nước, số tiền này cũng có thể quay lại hỗ trợ trực tiếp cho người thu nhập thấp trong việc thuê nhà. Như thế, ngoài ý nghĩa xã hội, việc quản lý các cơ sở xây dựng nhà cho thuê cũng chặt chẽ hơn, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy thu như hiện nay. "Nếu Nhà nước quan tâm đến những đối tượng khó khăn, thì hãy quan tâm đến chính họ chứ đừng qua bất kỳ một đối tượng trung gian nào" - ông nói.

Chúng ta đã được chứng kiến những dự án nhà ở xã hội đầu tiên chưa mấy thiết thực, Nhà nước cố gắng đề ra các quy định hành chính để đạt được mục tiêu. Nay, chính sách phát triển nhà cho thuê với chủ trương khuyến khích các thành phần tham gia cùng với sự đầu tư của Nhà nước. Câu hỏi đặt ra là khuyến khích như thế nào, nên khuyến khích nhu cầu thuê nhà hay Nhà nước lại ra tay với hàng loạt quy định hành chính mà người dân vẫn chưa có nhà để ở?

Linh Nhật


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét