Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Can som giai quyet viec di dan, tai dinh cu o Quang Ngai

Công tác di dân, tái định cư hiện nay ở tỉnh Quảng Ngãi đang gặp nhiều khó khăn. Ở những vùng có nguy cơ sạt lở bờ sông, nứt núi và biển xâm thực vẫn còn hàng nghìn hộ dân chưa được di dời đến nơi ở an toàn. Nhiều khu tái định cư đã được tỉnh quy hoạch, phê duyệt dự án cách đây hai năm nhưng đến nay vẫn còn nằm trên giấy. Nhiều hộ dân bức xúc vì thiếu đất sản xuất, cuộc sống chưa ổn định. Chi cục trưởng Chủ đầu tư các dự án bãi đậu xe ngầm than trời vì vốn đầu tư cao, giá giữ xe quá thấp, thủ tục thì nhiêu khê Giá cuối cùng của cuộc đấu giá này là 900.000 USD, gấp chín lần so với giá khởi điểm của người chủ sở hữu thị trấn này đưa ra ban đầu. Phát triển nông thôn Quảng Ngãi Đỗ Kỳ Ân cho biết: Từ năm 2010 trở về trước, Nhà nước đã bố trí nguồn vốn đáng kể để xây dựng các khu tái định cư và trợ giúp di dời người dân bị thiên tai đến nơi ở an toàn. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, hầu hết các dự án xây dựng tái định cư đã tạm dừng vì không được tỉnh bố trí vốn. Nhiều hộ dân thuộc diện thu hồi đất để làm dự án, xây dựng công trình cũng chưa có điểm tái định cư để họ đến nơi ở mới. Đáng nói, một số điểm tái định cư cần xây dựng phục vụ di dời khẩn cấp trong năm nay khoảng hơn 300 hộ dân ở những vùng có nguy cơ sạt lở bờ sông, nứt núi và biển xâm thực nhưng vẫn chưa triển khai, trong khi mùa lũ tiểu mãn năm nay đang đến gần. Đó là các điểm tái định cư ở Hành Tín Đông, Hành Thuận (huyện Nghĩa Hành), Tịnh Đông (Sơn Tịnh), Trà Thanh (Tây Trà), Ba Bích (Ba Tơ), Trà Sơn (Trà Bồng) và điểm tái định cư An Vĩnh (Lý Sơn)...

Can som giai quyet viec di dan, tai dinh cu o Quang Ngai

Gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều công trình liên tiếp được xây dựng. Tỉnh luôn xúc tiến công tác di dân, tái định cư để phục vụ các công trình xây dựng. Mặt được trong công tác di dân, tái định cư thì quá nhiều, song những thiếu sót, bất cập trong công tác này cũng còn khá lớn. Những bất cập đó đã làm cho một bộ phận người dân thiếu lòng tin và làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bồi thường, giải tỏa, làm chậm tiến độ công trình, gây lãng phí rất lớn tiền của nhân dân. Nhưng cũng có nhiều trường hợp người dân hăng hái thực hiện di dời, sau đó khá lâu công trình chưa được xây dựng, hàng trăm ha đất nằm chờ, trong lúc dân thiếu đất sản xuất. Cuộc sống của người dân ở một số vùng tái định cư hiện nay đang thấp hơn nơi ở cũ đã làm cho người dân bức xúc nhưng vẫn chưa được các ngành chức năng quan tâm giải quyết. Chẳng hạn, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư của Dự án thủy điện Đakđrinh nằm ở khu vực huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) và Konplong (Kon Tum). Đây là công trình được khởi công xây dựng năm 2007, với tổng công suất 125MW. Tại bốn xã của huyện Sơn Tây là: Sơn Tân, Sơn Dung, Sơn Long và Sơn Liên, tổng diện tích đất sử dụng của dự án chiếm gần 970 ha, trong đó các hạng mục chính của dự án và các khu tái định cư khoảng 925 ha, có khoảng 206 hộ dân trong vùng dự án cần phải di dời, tái định cư. Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây Phạm Tấn Hoàng cho biết: Tổng kinh phí chi trả cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng các hạng mục của dự án tại huyện miền núi Sơn Tây gần 70 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện công tác chỉ đạo điều hành và thực hiện của địa phương gặp nhiều khó khăn và vướng mắc, nhất là trong khu vực lòng hồ, với diện tích đất thu hồi lên đến 560 ha và hơn 206 hộ dân phải thực hiện di dân, tái định cư. Tại buổi làm việc với chủ dự án mới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã xem xét, giải quyết một số kiến nghị của UBND huyện Sơn Tây liên quan công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư của Dự án thủy điện Đakđrinh. Tỉnh yêu cầu huyện Sơn Tây và chủ dự án phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình về công tác bồi thường, xây dựng các khu tái định cư, bảo đảm cuộc sống ổn định cho người dân trong vùng dự án...

Việc di dân, tái định cư dự án hồ chứa nước Nước Trong hiện nay triển khai rất chậm. Sau hơn ba tháng triển khai, đến nay mới chỉ tái định cư cho 144 hộ trong tổng số 433 hộ, giải quyết định canh cho 23 hộ. Do vậy mới xảy ra tình trạng hàng trăm người dân tự di dời nhà cửa, dựng lều tạm để sinh sống. Nhiều người dân vùng tái định cư lòng hồ chứa nước Nước Trong ở các xã Trà Phong, Trà Thọ, Trà Trung và Trà Xinh đang gặp khó khăn do khu tái định cư xây dựng quá chậm. Hiện nay, mặt bằng các khu tái định cư lại chênh vênh, sạt lở bên bờ vực sâu, cho nên người dân không dám đến ở. Trong khi theo quy định tái định cư nơi ở mới ít nhất phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Một số hộ dân ở thôn Tre, xã Trà Thọ, huyện miền núi Tây Trà cho biết: "Nhường đất làm công trình hồ chứa nước Nước Trong, chúng tôi phải tự đi tìm nơi ở mới, dựng lều tạm bợ để sống cơ cực, thiếu thốn trăm bề, không điện, không nước sạch, đường sá đi lại bùn lầy ngập đến gối, con cháu phải học trong trường tạm. Nhiều hôm sạt lở núi, dân trong làng bị cô lập hoàn toàn, có hộ phải ăn tạm rau rừng, sắn lát khô qua ngày. Phụ huynh phải cõng con em đến trường vì chỗ ở cách xa lớp học".

Tỉnh Quảng Ngãi đã đề xuất giải pháp chấm dứt tình trạng hàng nghìn người dân sống vất vưởng trong lều tạm như thời gian qua. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên là do công tác khảo sát thiết kế xây dựng các điểm tái định cư chưa phù hợp, phương án di dời dân còn bất cập. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi đã thành lập Ban quản lý dự án hợp phần di dân, tái định cư dự án hồ Nước Trong mới do Phó Giám đốc Sở kiêm Trưởng ban và trực tiếp điều hành xây dựng các điểm tái định cư theo quy hoạch, phương án di dời dân được duyệt. Nhu cầu về vốn trong năm 2012 cho dự án di dân khoảng 180 tỷ đồng. Trước mắt, tỉnh đã ký quyết định tạm ứng 50 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh cho Ban quản lý để thi công các công trình phục vụ di dân, tái định cư thuộc dự án này. Trong khi chờ đợi các khu tái định cư được xây dựng xong, trước mắt tỉnh cần khẩn trương tập trung giải quyết chỗ ở tạm cho dân, giải quyết lương thực, trường học cho học sinh và giao đất, giao rừng cho đồng bào trong vùng dự án sản xuất, làm ăn sinh sống.


Dự án bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám dự kiến được khởi công vào ngày 19-8-2012. Ảnh: Tấn Thạnh
Hiện tại, TPHCM có 4 dự án bãi đậu xe ngầm đang được triển khai, gồm bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám, sân khấu Trống Đồng, Công viên Tao Đàn và sân vận động Hoa Lư. Sức chứa của 4 bãi giữ xe này chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu đậu xe trong trung tâm của người dân TP. Tuy là nhu cầu bức thiết nhưng 8 năm trôi qua kể từ khi khởi động dự án bãi đậu xe ngầm đầu tiên, đến nay người dân TP vẫn chưa biết "mặt mũi" bãi đậu xe ngầm ra sao.

Đau đầu với đơn giá thuê đất

Tại cuộc họp với Sở GTVT TP chiều 22-3, bà Nguyễn Thị Bảo Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương (Indochina Group) - chủ đầu tư dự án bãi đậu xe ngầm sân khấu Trống Đồng và sân vận động Hoa Lư, cho biết vẫn chưa thể khởi công dự án bãi đậu xe ngầm sân khấu Trống Đồng vì đến nay vẫn chưa xác định được đơn giá thuê đất. Hiện Bộ Xây dựng chưa quy định định mức giá cho tầng hầm công cộng và nhiều tiêu chí liên quan như tỉ lệ diện tích sử dụng trên tổng diện tích của trung tâm thương mại, chi phí đền bù tháo dỡ… nên Sở Tài chính không có cơ sở để tính toán. Mới đây, theo yêu cầu của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín, chủ đầu tư đã dùng mức giá tạm tính để tính đơn giá thuê đất, cuối tháng 3-2012 sẽ trình Sở Tài chính để làm cơ sở ký hợp đồng thuê đất cho dự án. Sau này, TPHCM và chủ đầu tư sẽ tính toán lại phần chênh lệch sau khi đơn giá thuê đất được chính thức ban hành.

Còn ông Lê Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Phát triển Không gian ngầm (IUS) - chủ đầu tư dự án bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám, cho biết dự án được làm theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) nên được miễn tiền sử dụng đất theo Nghị định 108 của Chính phủ. Tuy nhiên, để được miễn, IUS cũng phải giải trình 25 lần, sau đó vẫn phải tiến hành một bước rất thừa là thẩm định giá thuê đất phần được miễn theo Nghị định 69.

Ngoài những khó khăn trên, việc thẩm định phòng cháy chữa cháy cho dự án cũng khiến các bên đau đầu vì hiện nay chưa có tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cho dự án bãi đậu xe ngầm kết hợp với trung tâm thương mại.

Ngại bỏ tiền tỉ, lượm bạc cắc

Ông Lê Tuấn nhận định mức giá giữ xe quá thấp hiện nay chính là "nút chặn" khiến nhà đầu tư run tay. Theo ông Tuấn, Nhà nước thu tiền giữ ô tô 5.000 - 10.000 đồng/xe trên cơ sở hạ tầng có sẵn và được đầu tư từ trước bằng tiền thuế của người dân. Trong khi đó, nhà đầu tư phải bỏ tiền xây dựng toàn bộ hạ tầng với chi phí đắt gấp 5 – 6 lần so với xây dựng trên mặt đất (bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám có tổng mức đầu tư khoảng 110 triệu USD) thì việc lấy giá giữ xe "bèo" gây khó khăn rất nhiều cho nhà đầu tư.

Theo tính toán của ông Tuấn, chi phí xây dựng mỗi mét vuông bãi đậu xe ngầm tốn khoảng 2.000 USD, mỗi chiếc ô tô chiếm diện tích từ 22 - 25 m2, tính sơ bộ một suất đầu tư cho ô tô ngốn hết 50.000 USD. "Với mức giá giữ xe theo quy định của Nhà nước và chi phí xây dựng lớn như vậy thì 120 năm sau, IUS mới hoàn vốn được cho dự án" - ông Tuấn khẳng định. Đó cũng là lý do chính khiến nhiều đối tác rút lui khỏi dự án bãi đậu xe ngầm. Minh chứng sống động cho việc này là hành động rút khỏi một dự án bãi đậu xe ngầm của Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM (HFIC) khi thấy dự án không hiệu quả. Thêm nữa, do khả năng hoàn vốn kéo dài nên nhà đầu tư rất khó vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Vì vậy, cả Indochina Group và IUS đều kiến nghị UBND TP cho phép chủ đầu tư được thu phí giữ xe theo giá thị trường. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng kiến nghị không nên đặt dự án này vào nhóm dự án bất động sản mà nên đưa dự án bãi đậu xe ngầm (có trung tâm thương mại) vào nhóm hạ tầng khuyến khích cho vay vốn.

Theo ông Tuấn, trong tháng 4-2012 sẽ giải phóng mặt bằng để chuẩn bị khởi công dự án bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám vào ngày 19-8-2012. Còn dự án bãi đậu xe ngầm sân khấu Trống Đồng sẽ được khởi công vào tháng 12-2012, nếu không bị trục trặc về thủ tục pháp lý.

Ngầm cũng khổ, nổi cũng khổ

Khổ sở không kém các dự án bãi đậu xe ngầm là các dự án bãi đậu xe nổi, nhiều tầng. Điển hình là dự án bãi đậu xe nổi nhiều tầng của Công ty TNHH Tân Tiến ở quận Tân Phú - TPHCM. Ông Nguyễn Tân Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Tân Tiến, cho biết: "Mặc dù đơn vị có sẵn đất và 40.000 tấn kết cấu thép lắp ráp bãi đậu xe nổi nhưng công ty đã mất 3 năm với 50 văn bản chỉ để xin phép mà vẫn chưa xong". Dự án này bị cũng kẹt trong vấn đề xác định đơn giá đất.

Theo ông Bùi Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM, TP đang chủ trương xây dựng các bãi đậu xe nhiều tầng nhưng không có quỹ đất để thực hiện. UBND TP đã yêu cầu các quận, huyện đề xuất một khu đất để xem xét xây dựng loại hình bãi đậu xe này.


Ánh Nguyệt

Doanh nhan Viet mua lai thi tran nho nhat nuoc My





Hàng chục người tham gia đấu giá có mặt cùng với người chủ và cũng là công dân duy nhất ở đó để giành quyền sở hữu thị trấn có diện tích khoảng 10acre (khoảng 40.500m2), bao gồm một ngôi nhà có ba phòng ngủ, một cửa hàng bán xăng và một số ngôi nhà cũ.

Danh tính của hai người Việt chiến thắng cuộc đấu giá không được công bố và mục đích sở hữu thị trấn Buford cũng không được tiết lộ. Tuy nhiên, báo chí Mỹ dẫn lời Tonjah Andrews, người phụ nữ môi giới vụ đấu giá này, cho biết hai doanh nhân Việt Nam trực tiếp bay qua Mỹ để mua sau khi đọc tin tức trên báo mạng.

Phải tới gần đây báo chí Mỹ mới thường xuyên nhắc tới thị trấn Buford, một nơi hoang vắng, chỉ có đúng một người dân sinh sống, nằm ngay trên đường cao tốc xuyên bang số 80.

Về địa lý, Buford là một khu vực khá bằng phẳng, nhưng thuộc bang Wyoming có diện tích chủ yếu là đồi núi và thời tiết không thuận lợi.

Bang Wyoming, miền Trung nước Mỹ, mặc dù có diện tích lên tới hơn 250.000km2, lớn thứ mười nước Mỹ, nhưng lại là bang có dân số ít nhất trong cả 50 bang, chỉ chưa đầy 570.000 người, tính trung bình cứ 1km2 mới có 2,27 người ở. Ngay cả thủ phủ của bang Cheyenne cũng chỉ có gần 60.000 người.

Người chủ sở hữu cũ của thị trấn Buford là ông Don Sammons, chuyển đến sống ở đây từ năm 1980 cùng với gia đình. Ông chính thức mua thị trấn này từ năm 1990, và sau đó trở thành cư dân duy nhất sau khi vợ ông qua đời và người con trai chuyển đi nơi khác sống.

Hãng tin CNN cho biết, hai doanh nhân Việt Nam đã rời khỏi địa điểm đấu giá ngay sau khi họ chiến thắng. Còn người chủ cũ Colorado đang có dự định sẽ viết sách về 32 năm sinh sống ở thị trấn Buford.

Luật pháp của Mỹ cho phép người nước ngoài được mua và sở hữu nhà. Giá trung bình của một ngôi nhà (cả vườn) rộng chừng 300-400m2 với 3 phòng ngủ ở gần khu trung tâm Bethesda, Maryland có giá khoảng 400.000-500.000 USD./.

Tuấn Đạt/Washington (Vietnam+)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét