Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Sua luat de giam khieu kien khi thu hoi dat

Hiện nay, khoảng 80% khiếu nại của người dân liên quan đến đất đai, trong đó đa số là về bồi thường thu hồi đất. (HNMO) - Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), mặc dù bận rộn với Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn, nhưng ngành Điện vẫn đảm bảo việc cấp điện và nước đợt 1 phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2011 - 2012 cho các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ. QĐND - Tháng 1-2012, cựu chiến binh Trần Thái Tỉnh, người có hơn 10 năm quân ngũ, từng tham gia chiến đấu tại chiến trường B và làm nghĩa vụ quốc tế tại Cam-pu-chia đã đến Cơ quan thường trú Báo Quân đội nhân dân tại Đắc Lắc, phản ánh việc gia đình ông bị xâm phạm quyền lợi trong quá trình thi hành án.

Trong khi đó, theo Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), năm 2011 có 42 đoàn khiếu kiện đông người tới Bộ TN&MT, tăng 13 đoàn so với năm trước. Tất cả vụ việc khiếu kiện đông người đều phát sinh từ việc thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ để thực hiện các dự án.

Trước tình hình đó, ông Phan Văn Thọ, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế và Phát triển quỹ đất (Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TN&MT), cho biết tài chính đất đai là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong sửa Luật Đất đai lần này (dự kiến Luật Đất đai sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào cuối năm nay - PV). "Bảng giá đất tại các địa phương ban hành hằng năm, theo quy định phải sát với giá thị trường. Theo tôi, từ "sát" dùng trong luật là không chuẩn, không đúng. Nói "sát với giá thị trường" là rất khó định lượng. Mà khi không định lượng được thì gây tranh cãi, tranh chấp khó giải quyết" - ông Thọ phân tích và cho rằng đây là điều mà sửa Luật Đất đai cần tính đến.

Ông Thọ cho rằng để Nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng là giải pháp hay nhất để tránh tranh chấp, khiếu kiện khi nhà đầu tư tự đứng ra thỏa thuận với người dân. Cụ thể, Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ theo quy định, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch hoặc phát triển đất theo quy hoạch. Nhà đầu tư nào có nhu cầu thì đến mua thông qua bán đấu giá. Tiền thu được đầu tư lại cho hạ tầng và người dân được hưởng lợi.

"Hiện nay đã có một số địa phương áp dụng phương pháp cùng hưởng lợi khi bàn giao đất bị thu hồi, giải phóng mặt bằng và do đó tránh được nhiều vụ khiếu kiện. Cụ thể, khi thu hồi đất để phát triển, cải tạo, chỉnh trang đô thị hoặc mở đường giao thông đô thị sẽ làm giá trị đất tăng lên. Từ đó, người dân cũng được hưởng lợi một phần theo phương thức họ được nhận lại một tỉ lệ diện tích theo mục đích mới sau khi đã xây dựng hạ tầng tại nơi bị thu hồi đất hoặc nơi khác. Khi đó, tuy người dân bị mất đất đang sử dụng nhưng lại được lợi về đất theo mục đích mới đã có hạ tầng, đất này có tính thanh khoản cao, có thể bán bất cứ lúc nào. Còn nếu bồi thường bằng tiền thì giá đất thay đổi, mỗi năm một giá. Người nhận bồi thường trước với giá thấp hơn dễ kiện người nhận sau được bồi thường với giá cao hơn" - ông Thọ nói.

HOÀNG VÂN




Về điện: Hầu hết các trạm bơm ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ đều được cung cấp điện liên tục và ổn định trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012. Các nhà máy điện và hệ thống lưới truyền tải vận hành ổn định, sự cố lưới điện phân phối xảy ra không nhiều, khi sự cố xảy ra các Công ty Điện lực đã khẩn trương xử lý, khôi phục cấp điện trong thời gian ngắn nhất.


Mạ gieo của vụ Đông Xuân 2011 - 2012 vẫn đủ nước để phát triển

Về cung cấp nước: Tổng lượng nước xả của 3 hồ là 1,316 tỷ m3. Theo số liệu của Tổng cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến 15h ngày 22/01/2012, diện tích đã có nước đạt 264.698 ha/635.177 ha KH (bằng 41,7% tổng diện tích cần lấy nước của cả 2 đợt), trong đó trung du 32.722 ha/83.291 ha KH (bằng 39,3%) và đồng bằng Bắc bộ 231.976 ha/551.826 ha KH (bằng 42%). Một số tỉnh đạt tỷ lệ diện tích đã có nước cao là Phú Thọ 79,2%; Nam Định 68,1%; Ninh Bình 65,9%, Hà Nam 57,3%.

Từ tháng 7-2008 đến tháng 5-2009, Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) ban hành các quyết định buộc gia đình ông Trần Thái Tỉnh và bà Nguyễn Thị Khuê, trú tại 104 Nguyễn Chí Thanh, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột phải trả các khoản nợ theo bản án và hợp đồng vay vốn với tổng số tiền là 1.687.050.000đồng. Hết thời gian tự nguyện thi hành án, gia đình ông Tỉnh không chấp hành, nên Chi cục Thi hành án dân sự Buôn Ma Thuột tiến hành các thủ tục kê biên, cưỡng chế.

CCB Trần Thái Tỉnh trên phần đất nằm trong quy hoạch lộ giới giao thông bị Chi cục Thi hành án Buôn Ma Thuột thu trái pháp luật.

Kết quả xác minh ngày 20-9-2008 của Chi cục Thi hành án dân sự Buôn Ma Thuột khẳng định: Hộ ông Tỉnh có nhà và đất tại 104 Nguyễn Chí Thanh. Tổng diện tích đất thực tế sử dụng 524,1m2. Trên thửa đất này, ông Tỉnh được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài (thửa số 9, Tờ bản đồ số 46), tổng diện tích 299,9m2, trong đó đất ở 141m2, đất nông nghiệp 158,9m2. Diện tích còn lại 224,2m2, nằm trong quy hoạch lộ giới đường Nguyễn Chí Thanh và các đường hẻm hông, hẻm phía sau thửa đất. Trên diện tích đất ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình ông Tỉnh xây dựng nhà kiên cố (cấp III). Diện tích đất nằm trong quy hoạch lộ giới giao thông, từ năm 1986 đến 1998, ông Tỉnh xây dựng: Lò sấy, nhà tạm phía hông, nhà tạm phía sau, nhà làm quán bán hàng phía trước, tường rào xây gạch và lưới B40 và trồng cây bơ.

Ngày 8-4-2009, Thi hành án dân sự Buôn Ma Thuột tiến hành định giá tài sản đã kê biên của gia đình ông Tỉnh. Thửa đất diện tích 299,9m2 và toàn bộ tài sản trên đất của gia đình ông Tỉnh được định giá 2 tỷ đồng. Ngày 4-6-2009, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Đắc Lắc tổ chức bán đấu giá thành với số tiền 2 tỷ 20 triệu đồng. Thông báo số 3021/TB-THA, ngày 17-9-2009 của Chi cục Thi hành án dân sự Buôn Ma Thuột "Về việc nhận tiền và tài sản kê biên còn thừa" khẳng định: Việc bán đấu giá 299,9m2 đất và tài sản trên đất của ông Tỉnh với số tiền 2 tỷ 20 triệu đồng, sau khi trừ số tiền thi hành án 1.687.050.000đồng, ông Tỉnh còn nhận lại 332.950.000 đồng.

Vụ việc sẽ không dẫn đến sai phạm, nếu như sau đó Thi hành án dân sự Buôn Ma Thuột không tiến hành bán đấu giá tài sản và giải tỏa phần đất thuộc quy hoạch hành lang lộ giới của gia đình ông Tỉnh, khiến gia đình ông lâm vào tình cảnh không có nhà ở và quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm. Mặc dù sau khi trừ tổng số tiền thi hành án, ông Tỉnh còn dư 332.950.000 đồng, nhưng ngày 27-11-2009, Chi cục Thi hành án dân sự Buôn Ma Thuột hợp đồng với Trung tâm thẩm định giá miền Nam tiến hành thẩm định tài sản trên phần đất thuộc quy hoạch hành lang lộ giới giao thông của hộ ông Tỉnh gồm: Lò sấy, nhà tạm phía hông, nhà tạm phía sau, nhà quán phía trước, tường rào xây gạch và lưới B40, cây bơ với tổng giá trị thẩm định là 49.598.000 đồng.

Sau đó, số tài sản trên được Trung tâm bán đấu giá tài sản tỉnh Đắc Lắc bán đấu giá với số tiền 51.600.000 đồng. Ngày 27-1-2010, Chi cục thi hành án dân sự Buôn Ma Thuột tiến hành cưỡng chế bàn giao tài sản cho người mua trúng đấu giá; đồng thời "bàn giao không" (không thu hồi, đền bù cho ông Tỉnh) toàn bộ 224,2m2 đất nằm trong quy hoạch lộ giới giao thông của hộ ông Tỉnh cho hộ ông Nguyễn Bá Huyên (người trúng đấu giá thửa đất 299,9m2) sử dụng. Cũng kể từ ngày 27-1-2010, gia đình ông Tỉnh phải đi thuê nhà ở và tiếp tục khiếu kiện đòi quyền lợi hợp pháp trên phần đất nằm trong quy hoạch lộ giới giao thông.

Tìm hiểu nguồn gốc thửa đất cho thấy, vào ngày 15-3-1986, hộ ông Tỉnh được Liên hiệp Xí nghiệp Cà phê Đắc Lắc cấp 500m2 đất ở. Sau khi sử dụng thửa đất này, ông Tỉnh khai phá thêm, mở rộng diện tích và có nhượng lại một phần đất cho hộ khác. Đến 23-1-2006, gia đình ông được UBND thành phố Buôn Ma Thuột cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 299,9m2, trong khi thực tế sử dụng là 524,1m2. Như vậy, trừ phần diện tích được cấp giấy chứng nhận, hộ ông Tỉnh còn 224,2m2 nằm trong quy hoạch lộ giới giao thông. Diện tích đất và những công trình nằm trong quy hoạch lộ giới giao thông, khi chưa tiến hành xây dựng đường giao thông thì gia đình ông Tỉnh vẫn được sử dụng hợp pháp (không có tranh chấp). Khi Nhà nước thu hồi, xây dựng đường giao thông phải đền bù cho gia đình ông theo quy định của Pháp luật. Thậm chí, trong trường hợp quy hoạch công trình giao thông bị hủy bỏ, thì gia đình ông Tỉnh còn có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 224,2m2 theo quy định của Luật Đất đai. Việc Chi cục Thi hành án dân sự Buôn Ma Thuột đưa vào bán đấu giá tài sản trên đất thuộc quy hoạch lộ giới giao thông của gia đình ông Tỉnh, và thu không 224,2m2 đất của ông là không đúng thẩm quyền, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của hộ ông Tỉnh.

Ngày 9-1-2012, trao đổi với chúng tôi, cựu chiến binh Trần Thái Tỉnh bức xúc: "Chi cục Thi hành án dân sự Buôn Ma Thuột lại ngang nhiên bán đấu giá cả tài sản trên phần đất thuộc quy hoạch lộ giới giao thông và thu không 224,2m2 đất giao cho hộ ông Nguyễn Bá Huyên sử dụng là không đúng quy định của pháp luật, cần phải làm rõ. Bởi việc làm này được thực hiện sau khi gia đình tôi đã thực hiện xong toàn bộ số tiền phải thi hành án, thậm chí còn thừa tới 332. 950.000 đồng, số tiền này đến nay Thi hành án dân sự Buôn Ma Thuột đang giữ".

Rõ ràng, việc bán đấu giá, cưỡng chế thi hành án của Chi cục Thi hành án dân sự Buôn Ma Thuột đối với gia đình CCB Trần Thái Tỉnh còn có những sai phạm cần phải làm rõ và xử lý. Dư luận xã hội địa phương kiến nghị, sớm phục hồi quyền lợi gia đình CCB Trần Thái Tỉnh tại thửa đất 224,2m2, để giúp gia đình ông ổn định cuộc sống./.

Bài và ảnh: Kiều Bình Định


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét