Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Dau gia nha dat bi thu hoi

ANTĐ - TP Hà Nội vừa giao nhiệm vụ cho các quận, huyện đấu giá hơn 21ha đất và gần 20 căn nhà thuộc sở hữu Nhà nước ở khu vực nội thành nhằm thu cho ngân sách 2.500 tỷ đồng trong năm 2012. Đây có thể nói là nhiệm vụ hết sức khó khăn nếu thị trường bất động sản không có những chuyển biến tích cực. (ĐTCK) Chưa khi nào thị trường bất động sản lại mở ra nhiều sự lựa chọn cho người mua như thời điểm hiện nay. Theo đánh giá của giới chuyên môn, với những người có nhu cầu thực về nhà ở thì đây chính là thời điểm "vàng" để an cư. TP - TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ & Quản lý TPHCM (HASCON), kiến nghị cần tìm hiểu bản chất và nguyên nhân gây ra sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 trước khi khắc phục.

Tình hình thị trường BĐS đang ảm đạm, hiện nay khó thu hút được nhà thầu tham gia đấu giá

Tránh kịch bản 2011

Ngày 16-3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã phê duyệt kế hoạch thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất năm 2012. Theo đó, Hà Nội sẽ có 94 danh mục dự án đấu giá quyền sử dụng đất với tổng diện tích đất nghiên cứu lập dự án là 362.609ha, dự kiến thu 2.500 tỷ đồng. Thông tin từ các đơn vị liên quan cho biết, hiện nay, có 53 dự án đủ điều kiện đấu giá năm 2012. Trong đó, khối quận huyện có 29 dự án; khối các sở, ngành 5 dự án và đấu giá đất, nhà khu vực nội thành. TP giao cho chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai, tổ chức thực hiện công tác đấu giá đất ngay từ quý I-2012 đối với các khu đất, dự án đủ điều kiện đấu giá, được UBND TP giao; lập, phê duyệt kế hoạch các dự án và tổ chức đấu giá đất xen kẹt, nhỏ lẻ theo phân cấp...

Cách đây vài năm, khi thị trường bất động sản còn sôi động, việc thu về cỡ 2.500 tỷ đồng/năm từ đấu giá đất đối với Hà Nội là không khó. Thế nhưng, trong bối cảnh thị trường nhà đất trầm lắng như hiện nay, con số này lại trở thành nhiệm vụ không đơn giản với các quận, huyện. Bằng chứng rõ ràng nhất cho việc thị trường ảnh hưởng tiêu cực tới đấu giá đất chính là năm 2011. Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội, ông Vũ Văn Hậu cho biết, năm ngoái, chỉ có 10/29 quận huyện tổ chức đấu giá được tổng cộng 5,7ha, thu về số tiền khiêm tốn 892 tỷ đồng, chỉ đạt 36% kế hoạch nguồn thu được giao. Thế nên, từ nay tới cuối năm, nếu thị trường bất động sản vẫn trì trệ, rất có thể kịch bản bết bát của đấu giá đất năm 2011 sẽ lặp lại.

Thêm "hàng" mới cho thị trường

Rút kinh nghiệm năm ngoái, TP Hà Nội sẽ làm phong phú hơn nguồn hàng đưa ra đấu giá với gần 20 căn nhà thuộc sở hữu Nhà nước tại 4 quận nội thành cũ (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng). Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Tuấn cho biết, các căn nhà đem đấu giá có diện tích từ nhỏ tới trung bình (từ 19 đến hơn 80m2).

Tuy nhiên, do chiếm vị trí đắc địa ở các tuyến phố sầm uất nên có giá trị lớn, thu hút được sự quan tâm của người dân. Cụ thể, số nhà đem đấu giá nằm tại các phố Hàng Thùng, Khâm Thiên, Hàng Buồm, Đồng Xuân, Phố Huế, Nguyễn Trường Tộ, Đội Cấn, Tây Sơn, Hàng Cân, Hàm Long, Bạch Mai, Hàng Bún, Hàng Than... Kinh nghiệm từ những năm trước cho thấy, tất cả các phiên đấu giá nhà tại các quận nội thành diễn ra trước đây đều rất sôi nổi với mức giá trúng có khi cao hơn vài lần so với giá sàn. Hồi năm 2008, tại phiên đấu giá căn nhà tại địa chỉ 48 Hàng Bông, mức giá trúng lên tới 506 triệu đồng/m2 (giá sàn 120 triệu đồng/m2), lập kỷ lục mới cho giá nhà đất nội thành vào thời điểm đó.

Nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ nhà đất

Việc đưa ra kế hoạch đấu giá gần 20 điểm nhà trung tâm cho thấy, Hà Nội đang tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ nhà chuyên dùng hiện có. Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hà Ninh cho rằng, với các cơ sở nhà đất nhỏ lẻ, xen lẫn với nhà dân có diện tích dưới 50m2, hoàn toàn có thể đề xuất xử lý thu hồi bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo sát giá thị trường cho các đối tượng đang thuê có nhu cầu mua lại nhằm tăng thu cho ngân sách thành phố, trường hợp các đối tượng đang thuê không có nhu cầu mua lại thì thu hồi thực hiện bán đấu giá tài sản trên đất.

Giữa lúc thị trường đang khó khăn, nguồn thu hạn hẹp, TP Hà Nội cũng "tranh thủ" siết chặt lại việc sử dụng quỹ nhà chuyên dùng, hạn chế lãng phí. Theo bà Nguyễn Thị Hà Ninh, các cơ sở nhà, đất nếu sử dụng không đúng mục đích, vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước hoặc hiện tại đang cho thuê, cho mượn, liên doanh liên kết, sử dụng kém hiệu quả, bị lấn chiếm thì cũng cần phải thu hồi. Các bất động sản này sau đó có thể bán đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo sát giá trị trường cho các đối tượng có nhu cầu. Tương tự, với những hợp đồng thuê nhà (đã hết hạn), trong năm 2012, phải xác định lại đơn giá cho thuê nhà với yêu cầu sát giá thị trường và theo cơ chế đấu thầu giá thuê nhà để đảm bảo tính công khai, minh bạch, góp phần tăng thu cho ngân sách...

Thanh tra việc cấp "sổ đỏ" nhà 61

Bộ Xây dựng vừa có quyết định tiến hành thanh tra quy trình bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61/CP tại Hà Nội. Cụ thể, đoàn thanh tra sẽ kiểm tra thủ tục hành chính, hồ sơ mua nhà, thủ tục cấp Giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, việc tiếp quản quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước... Qua đó, Bộ Xây dựng sẽ nắm bắt tình hình thực tiễn để đẩy nhanh tiến trình bán nhà theo Nghị định 61/CP, đồng thời nghiên cứu đề xuất quy định mới về quản lý nhà, kiểm tra nguồn vốn đã thu đưa về Quỹ Phát triển nhà ở.

Tại Hà Nội, 90% nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước đã được bán theo Nghị định 61/CP cho người dân. Trong đó, năm 2011 đã bán được 6.300 căn, doanh thu 350 tỷ đồng. Số GCN đã cấp là 7.000 giấy. Sắp tới, khi chính sách mua nhà sở hữu Nhà nước thay đổi, có thể người dân phải mua theo giá mới tính theo giá đất ban hành hàng năm.


Chính Trung


Tha hồ lựa chọn

Tại Diễn đàn "Tuần lễ an cư" đang diễn ra tại TP. HCM,có hơn 20 dự án căn hộ đã hoàn thiện và sẵn sàng giao nhà ngay, rải rác ở nhiều quận, huyện của Thành phố được mở bán với nhiều chính sách khá hấp dẫn.

Ngoài việc giảm giá, các dự án mở bán đợt này đều áp dụng chính sách thanh toán linh hoạt và hỗ trợ lãi suất cho người mua. Đơn cử như dự án Quang Thái Aparment (quận Tân Phú) có giá chào bán từ 13 - 15 triệu đồng/m2, khách hàng chỉ cần thanh toán 50% giá trị căn hộ sẽ được nhận nhà ở ngay, 50% còn lại sẽ được trả góp trong thời gian 2 năm với lãi suất bằng 0. Còn dự án Sài Gòn Mới (quận 7), trước đây được niêm yết với giá từ 970 triệu đồng/căn hộ, đợt này giảm xuống còn 873 triệu đồng/căn hộ và chỉ cần trả trước 384 triệu đồng (40% giá trị căn hộ), khách hàngsẽ được nhận nhà để ở và số tiền còn lại sẽ trả góp trong vòng một năm. Hay chủ đầu tư Dự án căn hộ 4S Riverside Linh Đông (quận Thủ Đức), Công ty Thành Trường Lộc tung ra chính sách bán hàng "độc" hơn. Theo đó, khi mua căn hộ, khách hàng chỉ cần thanh toán 30% giá trị căn hộ, phần còn lại sẽ được trả góp theo tiến độ thanh toán 1 m2/tháng. Ngoài ra, Dự án còn đưa ra chính sách đặc biệt dành cho khách hàng là công chức nhà nước, khi mua căn hộ được giảm giá 15% so với giá niêm yết.

Cùng tham gia vào cuộc đua khuyến mại lần này, Công ty Phát triển nhà Thủ Đức chào bán hai dự án: Trường Thọ (quận Thủ Đức) và Phước Bình (Quận 9). Với hơn 100 căn hộ diện tích từ 90,2 - 273 m2, giá 14,8 triệu đồng mỗi m2 (đối với Trường Thọ) vàdiện tích từ 58,2 - 141 m2 với giá từ 15,9 - 18 triệu đồng/m2 (đối với Phước Bình). Tổng giá trị của mỗi căn hộ của hai dự án này khoảng hơn 1 tỷ đồng/căn. Khi mua căn hộ, khách hàng cũng chỉ cần thanh toán trước 50% giá trị căn hộ sẽ được chiết khấu 5% và được nhận nhà; số tiền còn lại khách hàng sẽ trả góp trong vòng 12 tháng với chính sách hỗ trợ 50% lãi suất vay từ ngân hàng.

Khó có cơ hội tốt hơn

Bà Huỳnh Kim Đoan, Giám đốc Công ty Eden Real, đơn vị tổ chức "Tuần lễ an cư"cho biết, trong 4 ngày đầu (từ 21 - 24/3), trung bình mỗi ngày có hàng trăm khách hàng quan tâm đến tìm hiểu các dự án và lượng khách hàng chính thức đăng ký mua cũng khá nhiều. Như Dự án Quang Thái Aparment có tới 60/140 căn công bố mở bán đã chính thức có chủ. Nhiều dự án khác cũng được khách hàng đăng ký giữ chỗ và đặt mua. "Nhu cầu nhà ở và sự quan tâm đến bất động sản của khách hàng rất nhiều. Song, có một thực tế, nhiều người vẫn trông đợi giá còn giảm nữa vì cho rằng thị trường bất động sản còn khó khăn", bà Đoan khẳng định, hiện các doanh nghiệp bất động sản đã giảm giá tối đa và khó có cơ hội nào tốt hơn lúc này cho người mua nhà để ở.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng, chưa lúc nào thị trường bất động sản TP. HCM mở ra nhiều cơ hội lựa chọn cho người mua như lúc này. Theo ông Châu, so với chi phí đầu tư, giá nhiều dự án bất động sản ở TP. HCM đã chạm đáy, thậm chí đã có một số dự án vì kẹt vốn đã đưa ra bán với mức giá thấp hơn cả giá thành.

Ông Phạm Văn Hải, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc ACBR cũng cho rằng, trông đợi giá sẽ còn giảm sâu hơn nữa đến với căn hộ bình dân rất khó xảy ra. "Nếu mua với mục đích lướt sóng kiếm lợi nhuận lúc này thì không nên, vì thị trường vẫn còn khó khăn, bất động sản mua dễ nhưng khó bán dễ bị chôn vốn. Song, nếu mua để ở thì đây là thời điểm quá tốt", ông Hải chia sẻ.

Tăng Triển
Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA BẠN
Tên của bạn
Email của bạn
Nhập mã


Sự cố đập Sông Tranh 2:

> Đập thủy điện Sông Tranh 2 thọ bao lâu?
> Bộ trưởng Bộ KHCN đối thoại về Đập thủy điện Sông Tranh 2

TS Nguyễn Bách Phúc.

Thưa ông, vì sao HASCON lại có kiến nghị này?

Cho đến nay, chúng tôi thấy Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn mới chỉ công bố phương pháp sửa chữa đập Sông Tranh 2 mà không đề cập việc tìm hiểu bản chất cùng nguyên nhân chính xác và toàn diện sự cố.

Có nghĩa là vẫn lặp lại các cụm từ như "an toàn" hay "chỉ có nước thấm qua khe nhiệt". Chúng tôi thực sự ngạc nhiên và, vì vậy, không thể không lên tiếng được.

Sửa như hiện nay chỉ "cho vui"

Ông đánh giá thế nào việc sửa chữa đập Sông Tranh 2 vừa qua?

Từ đầu tháng 3, cả nước biết đến sự cố đập Sông Tranh 2 qua hình ảnh nước phun ra như suối trên mặt hạ lưu đập, và hình ảnh ra sức trám bịt các miệng phun này. Bịt miệng phun có nghĩa là cố tình giữ nước lại trong thân đập. Nước đó sẽ làm hỏng bê tông thân đập.

EVN khẳng định nước thấm qua khe nhiệt. Điều này được hiểu là các tấm đồng dạng omega bịt khe nhiệt, được lắp đặt từ đỉnh đập đến đáy đập phía thượng lưu đã bị hỏng.

Như vậy, mỗi tấm đồng bị hỏng (thủng, rách) dù chỉ 1 cm2 thôi cũng có thể khiến toàn bộ khe nhiệt chứa đầy nước. Khe nhiệt chỉ rộng 1 - 2cm, dung tích nước lấp đầy khe nhiệt chỉ khoảng trên dưới một trăm mét khối.

Nhưng lượng nước ít ỏi này vô cùng nguy hiểm vì nó tiếp xúc với toàn bộ bề mặt hông của hai khối bê tông (block) kề nhau, tức là nó sẽ phá hoại bê tông của cả hai block. Chưa cơ quan có trách nhiệm nào đả động đến cách xử lý mối nguy hiểm này.

Sau khi Chính phủ chỉ đạo xả nước, từ đầu tháng 4, EVN tiến hành bịt các vết nứt trên mặt thượng lưu của đập?

Việc này là hoàn toàn cần thiết nhưng chưa đủ. Điều đáng lo lắng hơn nhiều là EVN không nói đến việc tìm kiếm khe nứt, tìm kiếm khoảng trống trong thân đập, xử lý khe nứt khoảng trống, xử lý lượng nước nằm trong đó, kể cả xử lý lượng nước nằm trong khe nhiệt. Cũng không thấy nói đến việc kiểm tra và xử lý nền đập. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi có người nói "Sửa chữa đập Sông Tranh 2 như hiện nay chỉ là để cho vui".

Chỉ xả đến mực nước chết, chưa an toàn

Đầu tháng 4, Chính phủ chỉ đạo EVN xả nước hồ chứa đập thủy điện Sông Tranh 2 đến mức nước chết. Như vậy, chỉ đạo này trùng với kiến nghị của HASCON? (Xem Tiền Phong số ra chủ nhật, ngày 1-4-2012)

Mừng khi thấy Chính phủ kịp thời ra quyết định này. Tuy nhiên, xin lưu ý chỗ khác biệt giữa kiến nghị của chúng tôi với quyết định của Chính phủ. Chúng tôi kiến nghị xả cạn, còn Chính phủ chỉ đạo xả đến mức nước chết.

Lý do là khi viết kiến nghị chúng tôi không biết đập Sông Tranh 2 không có cửa xả đáy. Khi không có cửa xả đáy thì chỉ có thể xả tối đa đến mức nước chết, là mức nước hết khả năng phát điện. Dưới mức nước chết sẽ không còn cách nào để xả nữa.

Với cách xả này, lượng nước xả theo ước lượng của chúng tôi chừng 510 triệu m3, khoảng 70% dung tích hồ. Lượng nước còn lại chừng 220 triệu m3, khoảng 30% dung tích hồ. Nguy cơ đe dọa vỡ đập giảm đi nhiều nhưng chưa thể gọi là an toàn. Với tình thế bất khả kháng ấy, đành chấp nhận trong thời gian tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục sự cố.

Ngỡ ngàng họp kín

Liên quan cách tổ chức sửa chữa của EVN và nhà thầu, ông có ý kiến gì?

EVN họp với các chuyên gia của Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) bàn phương pháp sửa chữa, nhưng lại họp kín. Tại sao lại họp kín? Đây là bí mật quốc gia, bí mật khoa học, bí mật quân sự, hay bí mật kinh tế?

Chúng tôi khẳng định, đến nay, chưa có cơ sở để kết luận "Đập Sông Tranh 2 vẫn an toàn" khi tất cả các bên liên quan không đưa ra lý lẽ nào chứng minh cho điều đó. Các bên liên quan gồm ít nhất chủ đầu tư EVN (Bộ Công Thương), nhà thầu xây dựng đập, và Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng Công trình Xây dựng (Bộ Xây dựng).

Bịt chỗ thấm nước trên thân đập bằng bê tông và hóa chất Ảnh: Nguyễn Thành.

Nhưng theo một số chuyên gia, đập Sông Tranh 2 là loại đập trọng lực. Về lý thuyết, đã là đập trọng lực thì tự bản thân đập mặc nhiên có khả năng tự ổn định?

Điều này chỉ đúng khi và chỉ khi đập Sông Tranh 2 thực sự là đập trọng lực. Thực ra đập nào cũng có trọng lực cả. Nhưng có một loại đập được gọi là đập trọng lực bởi trọng lượng của nó rất lớn, lớn đến mức tự nó có thể nằm yên, nằm ỳ tại chỗ. Không cần có móng cọc ở phía dưới, không cần có vật chèn chắn, mà nó vẫn không bị áp lực nước và các áp lực khác xô đẩy khiến nó trượt hay xô lật về phía hạ lưu.

Có thể hình dung đập trọng lực tương tự một cục đá rất to rất nặng nằm chơ vơ giữa dòng nước chảy xiết, không có vật gì chèn chắn, nhưng vẫn không hề nhúc nhích.

Nếu đập Sông Tranh 2 được xây dựng đúng như lý thuyết, đúng như thiết kế, nếu thiết kế không sai, nó đương nhiên là đập trọng lực, là tự ổn định, là an toàn tuyệt đối, không bao giờ bị trượt, bị lật, bị vỡ. Nhưng người ta lại quên những điều kiện bắt buộc để đập Sông Tranh 2 thực sự là đập trọng lực.

Điều kiện đầu tiên, đập phải là một cục. Trong khi đó, đập Sông Tranh 2 gồm 30 block xếp kề nhau một hàng ngang, mỗi block là một cục tự ổn định theo thiết kế. Nếu thân của một block bị nứt thì block đó không còn là một cục nữa, dù trọng lượng vẫn đủ theo thiết kế. Vết nứt có thể khiến một cục trở thành hai hoặc ba cục nhỏ, và khi đó khả năng tự chống lật và tự chống trượt không còn nữa.

Nhiều uẩn khúc chưa được sáng tỏ

Đập Sông Tranh 2 đang phun nước ở mặt hạ lưu, EVN vẫn khẳng định chỉ là thấm nước qua khe nhiệt, tức khe hở theo thiết kế giữa hai block kề nhau, rộng khoảng 1-2 cm?

Nhưng EVN không chứng minh được điều này. Nghiêm trọng hơn, EVN luôn khẳng định trong thân đập không có vết nứt và họ cũng không chứng minh. Lẽ ra EVN phải xác định chính xác trong thân đập có hay không có vết nứt, những vết nứt đó to nhỏ dài ngắn bao nhiêu, để từ đó có thể tính toán và kết luận rằng mỗi block có còn là một cục hay không.

Nhất là khi nền đập có vấn đề do nó được đặt trên một kiến tạo đang hoạt động và gần đây nhất liên tiếp có động đất kích thích dù không lớn?

Nếu có khả năng xảy ra lún, sụt, xói lở, mỗi block dù có là một cục, dù có đủ trọng lượng thiết kế đi nữa, đập vẫn có khả năng bị trượt, bị lật.

Nền đập Sông Tranh 2 sau hàng loạt trận động đất kích thích vừa qua, liệu có còn được ổn định như thiết kế ban đầu hay không? Có thể giữ được ổn định cho đập không nếu còn tiếp tục động đất xảy ra sau này? Về điều này, cũng chưa thấy EVN chứng minh.

Cám ơn ông.

Nếu có khả năng khôi phục đập và nền đập theo đúng thiết kế ban đầu thì phải nghiêm túc đưa ra những biện pháp chính xác, khoa học, khả thi. Quá trình phải thực hiện hết sức nghiêm túc và chặt chẽ theo đúng luật pháp và không bí mật với công luận.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét