Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Thoi hieu khoi kien de yeu cau chia thua ke

(Dân trí) - Năm 2007, bố tôi mất không để lại di chúc, bố mẹ tôi có hai người con, chúng tôi đều đã lập gia đình và sống cùng với mẹ. Do mâu thuẫn, mẹ tôi đuổi vợ chồng tôi ra khỏi nhà. Nếu muốn ở lại căn nhà trên, tôi phải làm gì? Đây là những công trình tiêu biểu nhất, có giá trị cao về KH-CN, có tác dụng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng và thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và sự nghiệp phát triển KH-CN của đất nước, trên các lĩnh vực: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học nông nghiệp và khoa học y - dược. Trong năm lĩnh vực trên, lĩnh vực khoa học xã hội chiếm ưu thế tuyệt đối với 16 công trình, cụm công trình đoạt cả hai giải thưởng. (PL)- Tuyến kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè vừa trở nên khang trang đã xuất hiện nhiều hình ảnh nhếch nhác.

Xin cảm ơn! (Lương Mạnh Giang, Email: giadinham2009@gmail.com ).

Ảnh minh họa

Trả lời:

Vì thông tin của ông chưa đầy đủ nên chúng tôi không biết trước khi chết bố ông có để lại di chúc hay không? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ai? Trong trường hợp bố ông có di chúc thì tài sản của bố ông sẽ được định đoạt theo di chúc. Trong trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình thì diện tích đó là tài sản chung của hộ gia đình, mỗi thành viên đều có quyền ngang nhau khi sở hữu, định đoạt đối với khối tài sản.

Nếu năm 2007, bố ông mất không để lại di chúc, tài sản này là tài sản chung vợ chồng thì phần tài sản của bố ông trong khối tài sản chung sẽ được chia theo quy định của pháp luật.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005, cụ thể như sau: " Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm , kể từ thời điểm mở thừa kế".

Như vậy, thời hiệu yêu cầu chia thừa kế của bố ông vẫn còn và mẹ ông có quyền khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế.

Theo điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: " Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết".

Trong trường hợp nhà đất này là tài sản chung của bố mẹ ông thì việc tòa án xác định ½ giá trị nhà đất là của bố ông, ½ giá trị nhà đất là của mẹ ông, phần di sản của bố ông được chia đều làm 3 phần bằng nhau gồm mẹ và hai anh em trai của ông (với điều kiện ông bà nội của ông đã mất trước khi bố ông mất, bố ông không có cha mẹ nuôi, con nuôi, con riêng nào khác) là đúng. Nguyên tắc chia thừa kế là chia bằng hiện vật nhưng vì diện tích ngôi nhà quá nhỏ (16,7m2) nên nếu chia bằng hiện vật sẽ giảm giá trị căn nhà và ảnh hưởng tới những người khác nên việc tòa án giao cho mẹ ông quản lý sử dụng và thanh toán hơn 400 triệu đồng cho ông, để ông có quyền lưu cư 6 tháng là có căn cứ.

Luật sư Vũ Hải Lý

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

Tư vấn tổng đài 04 -1088 phím số 4 -4 hoặc phím 4-5

Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966

Hot-line: 093 366 8166

Email: info@luatdaiviet.vn

Website: http://www.luatdaiviet.vn

Ban Bạn đọc


Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH-CN năm 2010 sẽ có mức thưởng 200 triệu đồng mỗi giải, Giải thưởng nhà nước về KH-CN là 120 triệu đồng mỗi giải. Lễ trao giải dự kiến diễn ra ngày 18-2.

LÂM HOÀI


Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè và hai tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa chạy dọc ven kênh đang bước vào giai đoạn cuối. Sau khi TP đã bỏ ra rất nhiều tiền của, công sức, bộ mặt tuyến kênh đã khang trang hơn rất nhiều với những cây xanh, thảm cỏ, tiểu cảnh dọc hai bên bờ. Thế nhưng những hình ảnh đẹp đó đang dần bị phá hoại bởi sự thiếu ý thức của không ít người.

Rác ngập trên bờ, dưới kênh

Đi dọc hai tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa, người đi đường dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát gồm cả rác thải sinh hoạt, xà bần… vứt tứ tung trên vỉa hè phía bờ kênh. Hằng ngày Công ty Môi trường xanh (đơn vị chịu trách nhiệm duy tu, bảo vệ "hành lang xanh" dọc tuyến kênh) cắt cử khoảng 10 nhân viên làm vệ sinh, nhặt rác trên các đám cỏ, bụi cây nhưng vẫn không xuể.

Không chỉ xả rác trên bờ, nhiều người còn vô ý thức đến mức thoải mái quăng rác xuống lòng kênh. Trong những ngày đầu tháng 2, chúng tôi nhận thấy lượng rác tập trung trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè ở đoạn thượng nguồn tăng đột biến. Hình ảnh những hộp xốp, túi nylon… trôi lềnh bềnh trên kênh trông rất phản cảm.

Theo một nhân viên Công ty Môi trường xanh, rác được tuồn xuống kênh chủ yếu vào lúc 2-3 giờ sáng. Đáng chú ý, những quán nhậu mọc tràn lan dọc hai tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa cũng thường xuyên xả rác xuống lòng kênh. "Khi quét dọn, nhân viên nhiều quán nhậu hốt rác cho vào bao, xong vô tư băng qua đường vứt thẳng xuống kênh. Thậm chí nhiều người còn trút thẳng thức ăn thừa xuống kênh cho gọn" - nhân viên này nói.

Rác tràn ngập dưới lòng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Ảnh: MP

Nướng thịt ở vỉa hè phía bờ kênh đường Hoàng Sa (phường 11, quận 3) tại góc cầu số 8, đối diện cao ốc Screc. Ảnh: MP

Vỉa hè là nơi phơi phóng quần áo và nuôi gà. Ảnh: MP

Đủ loại nhếch nhác khác

Hiện toàn bộ vỉa hè dọc tuyến kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè từ quận Tân Bình đến cầu Lê Văn Sỹ, quận 3 đều được lát mới, làm lan can bảo vệ và trồng cây xanh. Thế nhưng bác Đặng Thế Toàn, ngụ quận Phú Nhuận, cho hay rất không thoải mái khi đi trên vỉa hè này, lý do là có quá nhiều phân chó. Theo Công ty Môi trường xanh, nhiều người dân sống hai bên đường thường xuyên thả chó ra vỉa hè dọc kênh. "Khi bị nhắc nhở, ai cũng nói chó của họ khôn lắm, chỉ đi dạo chứ không "xả" bậy ở đây đâu. Nghe vậy chúng tôi cũng bó tay chứ chẳng biết giải quyết sao" - ông Đặng Trọng Lợi, tổ trưởng tổ bảo vệ khu vực này, lắc đầu nói.

Tận dụng không gian thoáng đãng dọc kênh, nhiều quán nhậu còn tranh thủ lấn chiếm vỉa hè để kê bàn nhậu, làm nơi để xe, thậm chí là "WC công cộng". Trong một buổi chiều đầu tháng 2, chỉ chưa đầy 30 phút đứng trên đường Trường Sa đoạn gần cầu Lê Văn Sỹ, chúng tôi thấy có đến bốn người từ trong quán nhậu ung dung tiến sát mé kênh rồi thản nhiên "trút bầu tâm sự". "Nhiều quán nhậu dọc kênh còn kê cả bàn nhậu lên vỉa hè phía bờ kênh. Để cho thực khách thoải mái ngồi và không bị ướt, chủ quán đã lấy đồ đậy bít các vòi tưới cây tự động" - một bảo vệ của Công ty Môi trường xanh cho biết thêm.

Ngoài ra, trong những ngày đi thực tế dọc tuyến kênh, chúng tôi còn ghi nhận được nhiều hình ảnh nhếch nhác khác. Đó là việc người dân bày bếp, nhóm lửa và nướng thịt; làm nơi phơi phóng quần áo, nuôi nhốt gà, phơi cơm nguội, làm nơi để xe… Chẳng hạn, ở gần cầu Lê Văn Sỹ có nhiều người nuôi gà trên bãi cỏ, gà bới tìm mồi khiến nhiều cây cỏ lan chi chết sạch. Khi bị nhân viên bảo vệ nhắc nhở, họ ậm ừ rồi lùa gà đi chỗ khác nhưng sau đó thì đâu lại vào đấy!

Thiếu nhà vệ sinh, thùng rác công cộng

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện dọc hai bên tuyến kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè từ đường Út Tịch - Lê Bình, quận Tân Bình đến cầu Lê Văn Sỹ, quận 3 dài trên 5 km (cho mỗi tuyến) hoàn toàn không có một thùng rác công cộng nào. Hai tuyến đường này cũng không có một nhà vệ sinh công cộng nào để phục vụ nhu cầu của người dân.

Trong kế hoạch cải tạo, mở rộng phần đường Trường Sa, Hoàng Sa còn lại, chủ đầu tư (Khu Quản lý Giao thông đô thị số 1) cũng cho biết dự án sẽ thảm bê tông nhựa nóng mặt đường, lát vỉa hè phía nhà dân và phía bờ kênh; trồng cỏ, cây xanh và lắp đặt hệ thống chiếu sáng. Kế hoạch này cũng không có hạng mục nhà vệ sinh, thùng rác công cộng.

MINH PHONG

Kỳ tới: Cơ quan chức năng nói gì và sẽ làm gì để trả lại vẻ đẹp cho con kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét