Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Tai dinh cu tren dat... soi da

(Đất Việt) Sau khi nhường đất đai, nhà cửa cho thủy điện A Lưới, hàng trăm hộ dân huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế đang đối mặt với cái đói hàng ngày, bởi đất tái định cư không thể canh tác. Năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định phê duyệt hơn 6.000 ha đất giao cho Cty Cổ phần đầu tư và phát triển cao su Nghệ An thực hiện dự án trồng cao su trọng điểm ở huyện miền núi Anh Sơn. Thành công hay không còn phải đợi, nhưng trước mắt, sau 3 năm thực hiện, dự án này đã đẩy hàng trăm hộ dân nhận đất trồng rừng lâu dài ở đây theo Nghị định 135 của Chính phủ vào những thảm kịch. TT - Sau khi Chính phủ công bố gói giải pháp cứu doanh nghiệp (DN), bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, đề nghị cần có chính sách dài hạn để DN yên tâm làm ăn vì tình hình năm 2013 và các năm tới sẽ còn nhiều khó khăn. Bà Lan nói:

Để giải phóng mặt bằng phục vụ cho thủy điện A Lưới, hơn 800 hộ dân thuộc 5 xã Sơn Thủy, Hồng Thái, Hồng Thượng, Nhâm, Hồng Quảng phải di dời. Trong đó hơn 500 hộ dân được đền bù và mua đất tái định cư (TĐC) tại chỗ, 106 hộ dân được đưa đi TĐC tại khu TĐC Căn Tôm 2 (xã Hồng Thượng), theo phương án đền bù đất đổi đất. Tuy nhiên, tại khu TĐC mới, người dân được cấp đất không thể canh tác.

Đất sỏi đá đổi đất đang canh tác!

Chị Lê Thị Hiền, khu TĐC Căn Tôm 2, bức xúc: "Gia đình tôi được cấp hơn 500m2 đất nông nghiệp. Tuy nhiên, gần 5 tháng qua, mặc dù ngày nào gia đình cũng dùng rìu để lọc đá (làm sạch đất) trong đất nhưng đến nay mới được một phần. Đất lẫn sỏi đá không máy móc, cuốc, xẻng nào bới lên được phải ngồi nhặt thủ công nên rất mất thời gian, thêm nữa cây cối trồng được một thời gian rồi chết hết".

Chị Lê Thị Hiền, khu TĐC Căn Tôm 2 đang phải dùng rìu để bới sỏi đá trong đất.
Anh A Viết Huy, Trưởng thôn Căn Tôm 2, cho biết trung bình mỗi hộ dân tại khu TĐC Căn Tôm 2 được cấp hơn 500m2 đất nông nghiệp và gần 1 ha đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, giống như cả thôn, gia đình anh lâm vào cảnh có đất mà không thể sản xuất, nhiều chỗ sỏi đá rất lớn và dày, cây không thể sống hoặc có cũng bị còi cọc.

Nếu như trước đây tại khu ở cũ trung bình 0,5ha đất nông nghiệp nếu dùng để trồng sắn, người dân có thể thu hơn 20 triệu đồng/vụ, nhưng ở đây cũng diện tích như vậy, người dân vẫn trắng tay.

Ngoài ra, theo phương án đền bù, ngoài diện tích đất được cấp, người dân khu TĐC Căn Tôm 2 còn được hỗ trợ 6 tháng lương thực, trung bình 15kg/người/tháng. Nhưng đến nay đã gần 5 tháng trôi qua, người dân mới nhận được 3 tháng lương thực. Các hộ dân đang phải vay mượn, chia sẻ gạo cho nhau để sống qua ngày.

Thời gian tới nếu không được hỗ trợ, chắc chắn phải cứu đói.

Phá rừng kiếm sống

Ông Nguyễn Quốc Cường, Phó chủ tịch UBND huyện A Lưới, thừa nhận: "Nguy cơ thiếu đói của 106 hộ dân tại khu TĐC Căn Tôm 2 là rất rõ ràng. Huyện đã kêu gọi di dời, chia đất xây dựng khu TĐC sớm để người dân nhanh chóng đi vào ổn định cuộc sống, tuy nhiên, do phía thủy điện (Công ty Cổ phần thủy điện Miền Trung) không chịu hợp tác trong việc đền bù và hỗ trợ nên cho đến bây giờ người dân vẫn chưa có gì".

Cũng theo ông Cường, qua nhiều lần kiểm tra khảo sát, kiểm lâm đã phát hiện tình trạng người dân tại khu TĐC Căn Tôm 2 đốt rẫy, phá rừng tại khu vực rừng tái sinh gần với rừng già (rừng tự nhiên), để làm nương và lấy gỗ.

Trước thực tế này, sau nhiều kiến nghị của UBND huyện, phía thủy điện đã đưa ra phương án là cấp giống, khai hoang phục hóa đất (trong đó có cày và hỗ trợ phân bón) cho người dân với tổng kinh phí 4 tỷ đồng. Nhưng phía thủy điện chuyển tiền rất chậm nên phương án này gần như vẫn dậm chân tại chỗ. Bên cạnh đó huyện còn đề xuất hỗ trợ những hộ tự dọn đá, sỏi 20 triệu đồng/ha nhưng phía thủy điện vẫn đang lập lờ.

"Trước mắt để người dân không bị đói, huyện đang tiếp tục đề xuất hỗ trợ thêm ít nhất 6 tháng lương thực nữa", ông Cường nói.

Từ chối nhận đất tái định cư
UBND huyện A Lưới hiện đã cấp 25 ha đất nông nghiệp và hơn 70 ha đất lâm nghiệp cho gần 100 hộ dân tại khu TĐC Căn Tôm 2. Ngoài ra, còn 17 hộ từ chối nhận đất lâm nghiệp và 15 hộ không nhận đất nông nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do đất quá nhiều sỏi đá.

Khi thu hồi đất trồng cao su, UBND tỉnh Nghệ An và Cty Cổ phần đầu tư và phát triển cao su thống nhất mức giá 3,2 triệu đồng một ha. Mức giá khiến rất nhiều hộ dân kiên quyết không chịu bàn giao đất.

Một mét đất không mua nổi cái bánh xèo

Những hộ dân chưa chịu bàn giao đất phục vụ dự án trồng cao su ở Anh Sơn, cơ bản đều là cán bộ, công nhân của Cty Lâm nghiệp Anh Sơn. Có người bảo việc làm của họ là bẻ tăm chống trời, có người bảo họ cực đoan, đi ngược chính sách của tỉnh, nhưng hơn ai hết, họ tin rằng mình đang hành động đúng. Để đánh giá về việc làm này của họ, chúng tôi xin dẫn lời một cán bộ huyện Anh Sơn: Giá đền bù như thế quá rẻ mạt!

Trong đơn thư cầu cứu đến các cơ quan ban ngành chức năng, 61 hộ dân chưa chịu bàn giao đất trình bày rõ những lý do mà mình bất đắc dĩ phải trở thành những người "chống đối". Cuối những lá đơn đều có một câu hỏi mà nếu có ai đó trả lời được thì họ sẽ sẵn sàng giao đất ngay: UBND tỉnh Nghệ An và Cty cao su căn cứ vào đâu để định giá một mét vuông đất của người dân chỉ có 320 đồng?

61 hộ dân này nằm trong số 110 hộ dân bị thu hồi đất, số đã chấp hành nhận tiền giao đất, theo họ, không phải vì thấy thỏa đáng mà là do mang "mác cán bộ, đảng viên" và một số được chuyển sang công ty cao su nên mới thuận.


Dự án cao su ở Anh Sơn khiến người dân mất niềm tin

Năm 2008, hai vợ chồng ông Đặng Đình Bắc (58 tuổi) và bà Trần Thị Hân ở xóm 4, xã Phúc Sơn được Cty Lâm nghiệp Anh Sơn giao khoán 15,6 ha để trồng rừng theo Nghị định 135 của Chính phủ. Hồ sơ giao khoán ghi thời hạn đến tận năm 2043 nên những người dân như ông bà mừng lắm. Bao nhiêu năm bảo vệ rừng, bây giờ mới có đất để sản xuất, có thể sống ổn định ở nơi mà họ đã bám trụ gần 3 đời người. 30 năm làm công nhân của công ty lâm nghiệp, tiền lương cả hai ông bà chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống gia đình và nuôi hai đứa con. Nhận được đất phấn khởi thật, nhưng lại lo vì không có vốn đầu tư thì đất sẽ bị công ty thu lại cấp cho người khác. Vay mượn đủ đường, mượn cả sổ đỏ của anh em, gia đình ông Bắc thế chấp ngân hàng được 60 triệu đồng. Tất tần tật dồn hết vào rừng nhưng cũng chỉ mới phủ xanh được 6,1 ha keo lai và bồ đề.

Mỗi ha rừng trồng lên là 40 triệu đồng của gia đình được gửi gắm chờ ngày thu thành quả. Khó khăn, gian khổ, nhưng ông Bắc cũng như bao hộ dân nhận khoán khác đều tin rừng chẳng phụ sức người. Bởi dù gì thì đất lâm nghiệp ở đây cũng được đánh giá là tốt nhất ở miền tây xứ Nghệ. Vậy mà niềm tin đó chỉ ở với những người dân như ông bà có một năm. Khi những cây keo, cây bồ đề tốn bao mồ hôi công sức gia đình tròn một tuổi thì đùng một cái UBND tỉnh Nghệ An có quyết định thu hồi đất để phục vụ dự án trồng cao su. "Hai tiếng sét liên tiếp chú à. Tiếng sét đầu tiên khi nghe tin đất rừng của mình bị mất. Tiếng sét tiếp theo là mức giá đền bù được công bố chỉ có 320 đồng một mét vuông". Ông Bắc kêu than.

Với mức giá ấy, 15,6 ha của gia đình ông Bắc được đền bù gần 50 triệu. Nhỉnh hơn một chút so với số tiền để đầu tư trồng một ha rừng. Gắn bó với rừng cả đời người nên khi bắt tay nhận khoán trồng rừng, người dân đều đã có những tính toán rõ ràng. Theo đó, một ha nếu trồng keo lai sẽ có mật độ từ 2.000-2.500 cây. Một chu kỳ keo lai khoảng 6 năm người dân có thể thu hoạch. Hết chu kỳ, mỗi cây keo đạt trọng lượng 1,5 tạ. Giá thị trường bây giờ, 1 tấn một triệu đồng, bán tại gốc. Mỗi ha thu về 300 triệu đồng. Với công lao bám rừng bao nhiêu năm, đó có thể xem là phần thưởng. Vậy mà phần thưởng ấy bị cướp mất, giấc mộng làm giàu tan tành vì dự án cao su.

Cty cao su "nằm ngửa nhổ nước bọt"

Đó là cách nói của những người dân về dự án trồng cao su mà họ đã ngán lên tận cổ rồi.

Ngán ở chỗ, khi xây dựng đề án xin UBND tỉnh Nghệ An giao đất, Cty cao su đã mạnh miệng tuyên bố rằng sẽ phủ xanh khoảng 4.666 ha, tức vào khoảng 80% diện tích đất được giao. Vậy mà mới đây, khi người dân không chịu bàn giao đất, đòi hỏi áp giá đền bù cây trồng trên đất theo quyết định của tỉnh thì Cty cao su lại quay ngoắt 180 độ để nhìn nhận lại: Chỉ có thể trồng cao su khoảng 40-45% diện tích đất được giao.


Những người dân giữ đất rừng ở Anh Sơn

Sau 3 năm triển khai, dự án trồng cao su ở Anh Sơn mới chỉ tiến hành trồng được khoảng 450 ha. Những người dân chưa chịu giao đất càng có lý do để nghi ngờ khả năng của công ty khi thực hiện dự án này bởi họ từng nghe đại diện công ty tuyên bố kế hoạch sẽ trồng 1.000 ha trong năm 2010. Chuyện về giá đền bù lại càng nhập nhằng. Chưa hết tá hỏa với mức giá đền bù đất quá rẻ mạt, những người trồng rừng ở Anh Sơn chỉ còn trông chờ vào số tiền Cty Cổ phần đầu tư và phát triển cao su Nghệ An sẽ đền bù cây trên đất. Nhưng Cty này triển khai thống kê cây trồng theo kiểu mà ông Bắc nói rằng "khi họ bắt đầu làm thì gà chúng tôi đang ấp, giờ trứng nở thành con, gà sắp thịt rồi mà vẫn chưa thấy xong".

Theo Quyết định số 16/2011 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành bảng đơn giá bồi thường cây trồng, hoa màu trên địa bàn tỉnh thì cây trồng lâu năm trên đất lâm nghiệp sẽ được đền bù theo chu kỳ tăng trưởng bằng cách đo cấp kính. Mỗi cây khi áp giá đền bù phải được đo cấp kính cách mặt đất 0,3cm. Với quy định này, người trồng rừng ở Anh Sơn có thể hài lòng. Bởi cây nhỏ nhất cũng có thể được đền 3.000 đồng, còn cây lớn có thể lên đến 200 ngàn đồng.

Vậy nhưng, không chỉ phớt lờ quyết định của tỉnh, Cty cao su còn vạch ra những bất cập trong công văn chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An. Phía Cty cao su cho rằng việc quy định cách đo đường kính cây trồng cách mặt đất 0,3 cm đối với cây keo nguyên liệu là không hợp lý bởi cây keo của các hộ nhận khoán đều đã có đường kính trên 10-20cm. Điều này "trở mặt" hoàn toàn so với cam kết của Cty khi triển khai đầu tư dự án: Công tác áp giá đền bù sẽ tuân theo quyết định của UBND tỉnh Nghệ An. Cty cao su cũng tỏ ý "dọa" UBND tỉnh Nghệ An khi có văn bản kiến nghị: Đây là dự án trọng điểm, có quy mô thu hồi đất lên đến hàng ngàn ha, nếu theo quy định của UBND tỉnh thì mức giá bồi thường, GPMB sẽ rất lớn, nếu thực hiện sẽ không có hiệu quả về kinh tế. "Xét cho cùng, trồng cao su là làm kinh tế. Nếu thấy không hiệu quả thì đừng có làm, người dân sẽ vô cùng phấn khởi nếu được tiếp tục sử dụng đất để trồng rừng". Ông Nguyễn Văn Phúc, một trong những hộ dân còn giữ đất nói. (Còn nữa)

+ Sau khi dự án trồng cao su được triển khai, năm 2010 Sở NN-PTNT ra quyết định cấm các hộ dân tác động vào rừng dưới mọi hình thức để phục vụ công tác kiểm đếm. Rừng trồng đang thuộc quản lý của người dân rất xanh tốt bỗng nhiên trở thành rừng vô chủ: "Lâm tặc ngang nhiên vào chặt phá, chúng tôi ra cản thì bị chúng dọa nạt rằng: Rừng có phải của các ông nữa đâu. Nhìn thấy công sức mình bị người ta tàn phá mà đau xót quá". Ông Phúc phàn nàn.

+ Liên quan đến khiếu nại của các hộ dân còn giữ đất, ngày 10/4/2012 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, ông Đinh Viết Hồng có ý kiến chỉ đạo UBND huyện Anh Sơn và Thanh Chương kiểm tra xem xét và trả lời người dân trước ngày 25/4/2012. Tuy nhiên đến thời điểm này, những người dân đi kiện vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin nào. Họ đọc luật, nghị định kỹ đến mức có thể nói rằng: Nếu theo Nghị định 69 quy định thì Cty Cổ phần cao su Nghệ An là một pháp nhân hoạt động theo Luật doanh nghiệp, không phải là DN nhà nước nên việc thực hiện dự án phải tuân theo quy định của pháp luật: Thỏa thuận với đối tượng bị thu hồi đất.


Cứu doanh nghiệp: Cần thêm giải pháp dài hạn

"Hội thảo của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ở Đà Nẵng trong tháng 4, dưới sự chủ trì của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đã có nhiều chuyên gia, trong đó có tôi, đề cập việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tôi cảm nhận được là hôm đó bà Ngân đã lắng nghe về đề xuất này"

Chuyên gia PHẠM CHI LAN

- Từ nay đến cuối năm sẽ còn rất nhiều DN tiếp tục khó khăn. Các giải pháp đưa ra đề cập đến nhiều mặt, trong đó có các công cụ về tín dụng, thuế cũng như một số loại phí giúp DN như chi phí về đất đai. Có một mặt tốt là các giải pháp nhắm đến một số đối tượng là các DN nhỏ và vừa, chứ không hỗ trợ một cách tràn lan. Đây là những điểm tôi cho là được. Tuy nhiên, về mức độ kịp thời thì hơi trễ khi lúc này rất nhiều DN lao đao. Tôi vẫn mong các giải pháp này cần nhìn nhận dài hạn thay vì chỉ là tạm thời khi chúng ta chỉ gia hạn thuế giá trị gia tăng, hay giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong thời gian vài ba tháng.

* Để tăng sức cạnh tranh của DN, theo bà, cần giảm thuế TNDN?

- Đúng vậy. Vì thuế TNDN của ta vẫn ở mức cao với 25% so với các nước trong khu vực ASEAN là 17%, do đó làm mất khả năng cạnh tranh của DN một cách đáng kể. Ngay cả với các DN, để tính toán bài toán kinh doanh dài hạn thì không thể dựa vào những chính sách hỗ trợ ngắn hạn như Chính phủ vừa đưa ra. Hiện nay không có gì đảm bảo mọi thứ sẽ tiến triển thuận lợi, hay nền kinh tế sẽ khôi phục được mang tính chất bền vững để họ có thể làm ăn lâu dài. Chúng ta khuyến khích DN làm ăn dài hạn nhưng mọi giải pháp của Chính phủ, ngay cả cứu trợ chỉ mang tính chất ngắn hạn thôi thì làm sao DN tính đến bài toán làm ăn dài hạn hoặc trung hạn được.

* Bà có thể giải thích rõ hơn về đề nghị cần có giải pháp dài hạn mạnh hơn để cứu DN?

- Thật ra, khó khăn lần này của DN phần lớn do những vấn đề khó khăn nội tại của nền kinh tế nhiều năm tích tụ suốt từ năm 2008 đến nay chứ không phải vấn đề mới. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế toàn cầu có rất nhiều diễn biến phức tạp và tình hình trong nước cũng vậy. 29.000 tỉ đồng mà Chính phủ đưa ra chỉ giúp DN giảm bớt khó khăn trong năm 2012, còn đến năm 2013 thì sao khi mà những vấn đề chung của nền kinh tế vẫn còn đó, vẫn đang rối bời với nhiều lo lắng? Cụ thể quá trình tái cấu trúc nền kinh tế sẽ được tiến hành như thế nào, có đủ quyết liệt, có mang lại hiệu quả lâu dài hay không, hay DN vẫn chật vật tiếp cận tín dụng, lãi suất thì cao ngất ngưởng, lạm phát cũng vậy?... Như thế là còn nhiều yếu tố khiến người kinh doanh và người dân chưa thật yên tâm, trong khi những cứu trợ hiện nay chỉ mang tính chất cứu chữa trước mắt.

* Khi các giải pháp được trình ra Quốc hội, một số chuyên gia cho rằng Quốc hội nên đề nghị Chính phủ xem xét để có giải pháp hữu hiệu hơn. Quan điểm của bà về ý kiến này?

- Tôi cũng mong Quốc hội thấy rằng với tình hình thực tế thì giải pháp mà Chính phủ đưa ra vẫn chưa thật sự hỗ trợ DN vượt ra khỏi khó khăn. Trong 29.000 tỉ đồng thì ngân sách có thể bị giảm thu khoảng 9.000 tỉ đồng. Nếu lo ngại hỗ trợ DN nhiều sẽ khiến thất thu ngân sách thì mức 9.000 tỉ đồng vẫn là ít so với mức năm ngoái thu vượt đến gần 100.000 tỉ đồng. Mấy năm gần đây năm nào cũng thu vượt dự toán cả 100.000 tỉ đồng mỗi năm. Vẫn còn dư địa để Quốc hội xem xét đề nghị Chính phủ đưa ra giải pháp mạnh hơn để cứu DN. Thuế là quyết định ở Quốc hội, đề nghị giảm thuế TNDN xuống mức 20% rất mong được Quốc hội đưa ra trong kỳ họp lần này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét