Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Nong dan trong lua se duoc ho tro tien hang nam

Không nên nghĩ việc trang trí nhà là tốn kém tiền bạc và thời gian, mà đơn giản hãy coi đó chỉ là sự thay đổi nhỏ với không gian quen thuộc để tạo nên những cái mới thú vị hơn. "Từ nay, Hà Nội sẽ không cấp phép xây dựng chung cư cao tầng trên vị trí cũ của các trường đại học, bệnh viện, trụ sở các bộ trong diện phải di dời". Không nên nghĩ việc trang trí nhà là tốn kém tiền bạc và thời gian, mà đơn giản hãy coi đó chỉ là sự thay đổi nhỏ với không gian quen thuộc để tạo nên những cái mới thú vị hơn.

Nông dân sản xuất lúa sẽ được Chính phủ hỗ trợ tiền hàng năm.

Hỗ trợ tiền cho nông dân

Theo dự thảo trên, đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương, từ 2012-2015, ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định, các địa phương còn được ngân sách T.Ư hỗ trợ bổ sung có mục tiêu là 500 nghìn đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước, và 100 nghìn đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác.

Riêng khoản này, trung bình mỗi năm Nhà nước hỗ trợ bổ sung cho các địa phương sản xuất lúa trên 1.730 tỷ đồng/năm, trong đó, hỗ trợ cho diện tích trồng lúa nước gần 1.650 tỷ đồng, còn lại là đất lúa khác.

Tương tự, dự thảo nghị định cũng nói rõ, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được hỗ 500 nghìn đồng/ha/năm đối với sản xuất lúa trên đất trồng lúa nước, trên đất lúa khác là 100 nghìn đồng/ha/năm.

Dự thảo Nghị định cũng quy định hỗ trợ bổ sung thiệt hại về phân bón và thuốc trừ sâu cho sản xuất lúa khi gặp thiên tai dịch bệnh, theo mức thiệt hại tối đa 100 nghìn đồng/ha lúa mất trắng, 200 nghìn đồng/ha lúa bị thiệt hại 30-70%. Ngoài ra, còn hỗ trợ nông dân chi phí khai hoang, giống canh tác trên diện tích khai hoang...

Trao đổi với Tiền Phong GS Võ Tòng Xuân cho rằng, với nông dân, khi có đất rồi, phải trồng lúa. Nếu giá cả trồi sụt, bằng biện pháp giá, Nhà nước sẽ giúp nông dân có lời. Mặt khác, có thể bù tiền cho nông dân trữ lúa. "Hỗ trợ trực tiếp cho nông dân là tốt nhất. Chứ đừng đưa tiền cho mấy cơ quan Nhà nước ở tỉnh hay là mấy ông doanh nghiệp. Hiện mình cứ đưa tiền cho doanh nghiệp mua tạm trữ, dân đâu có được đồng nào" - GS Xuân nói.

Còn theo TS Vũ Trọng Bình, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT, việc hỗ trợ cho nông dân là cần thiết, nhưng phải tính toán lợi thế so sách của trồng lúa với loại cây trồng khác và căn cứ lợi thế từng vùng để hỗ trợ; chứ không nên cào bằng cả nước.

Chuyển đổi 2 ha đất chuyên trồng lúa phải trình Thủ tướng

Theo Dự thảo nghị định, UBND các tỉnh, thành phố phải tổ chức công bố công khai, quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng dụng đất trồng lúa đã được phê duyệt; xác định được ranh giới diện tích đất trồng lúa, đặc biệt là diện tích chuyên trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt.

Trong đó, dự thảo nghị định nêu rõ, trường hợp chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng với quy mô dưới 2 ha do UBND tỉnh, thành phố xét duyệt. Còn trường hợp chuyển đổi với mục đích, quy mô từ hơn 2 ha, phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi xét duyệt cho chuyển mục đích sử dụng. Việc chuyển đổi đất lúa sang cây trồng hàng năm phải báo cáo UBND xã, việc chuyển đổi phải phù hợp với cơ cấu cây trồng của địa phương, không ảnh hưởng tới đất lúa sau này.

Ngoài ra, khi chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào các mục đích khác với quy mô dưới 20 ha, UBND tỉnh, thành phố xét duyệt; còn với quy mô từ 20 ha trở lên, phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Khi chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, nếu chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ quy định, để đất hoang hóa sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.

Dự thảo nghị định cũng nghiêm cấm các hành vi gây ô nhiễm, làm thoái hóa, làm biến dạng mặt bằng của đất dẫn đến không trồng lúa được; bỏ hoang đất chuyên trồng lúa nước từ 12 tháng trở lên và đất lúa khác từ 2 năm trở lên không vì lý do thiên tai bất khả kháng.

Theo GS Nguyễn Tòng Xuân, muốn giữ được 3,8 triệu ha đất lúa, phải có những giải pháp kiên quyết, không để lấy đất lúa làm Cty này, nhà máy kia, con đường nọ.

"Mình còn diện tích khác, có thể đi vào những cánh rừng tồi tàn để xây dựng nhà máy, hoặc khai thác cây trồng khác. Không nên lấy đất lúa làm cái gì khác ngoài lúa. Pháp lệnh phải như vậy. Nếu không thì các ông ở xã, huyện, tỉnh, tự ý lấy đất lúa của dân mà làm cái khác, dễ sinh ra tham nhũng. Mặt khác, phải giao đất lúa đó lâu dài cho nông dân. Tới đây, khi sửa đổi Luật Đất đai, cần giao sổ đỏ luôn cho nông dân, lúc đó, mấy ông xã, huyện không có quyền đẩy nông dân đi chỗ khác" - GS Xuân nói.

Bộ NN&PTNT vừa phát động các tỉnh phía Bắc thí điểm xây dựng "cánh đồng mẫu lớn". Nông dân tham gia sẽ được các doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và tiêu thụ sản phẩm theo đặt hàng, chủng loại, số lượng, chất lượng.

Việc thí điểm sẽ ưu tiên cho cây lúa và các cây trồng có thị trường, sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa. Vụ Đông Xuân năm 2012, "cánh đồng mẫu lớn" đã có 20 tỉnh tham gia (chủ yếu là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long), với diện tích gần 19 nghìn ha.


Phạm Anh


Những gợi ý dưới đây giúp bạn có căn nhà đẹp hàng ngày mà không tốn quá nhiều công sức, tiền bạc hay thời gian.

Hộp đồ "hàng xén"


Những đồ "hàng xén" cũng nên được xếp ngay ngắn, gọn gàng.

Những bàn nước rộng thường có một chiếc hộp xinh xắn, để đựng các loại "hàng xén" như chìa khóa nhà, chìa khóa xe hay điều khiển TV, thậm chí có cả các loại kính dành cho xem TV như kính 3D, kính lão (người già).

Không vì thế mà chúng ta lãng quên nó, thỉnh thoảng "thay bộ cánh mới" bằng cách lau sạch và bố trí ngăn nắp lại các vật dụng bên trong hoặc đổi vị trí của nó từ bên trái sang bên phải bàn, cũng có thể là trên mặt bàn bên cạnh bộ tách chén.

Góc nghệ thuật của bé


Góc nghệ thuật của bé

Những bức tranh ngộ nghĩnh của bé con nhà bạn hoặc của lũ cháu cũng có thể là những tác phẩm độc đáo bên cạnh những bức hình kỷ niệm của gia đình.

Bạn có thể mua một hoặc nhiều khung ảnh với kích thước phổ biến để có thể thay đổi liên tục những "tác phẩm độc quyền" này theo thời gian và cảm hứng.

Gỡ bỏ thảm

Nếu trời không còn lạnh hoặc đã bớt lạnh, bạn có thể gỡ bỏ những tấm thảm dày cộp ra để lộ những vân đá hoặc sàn gỗ, căn phòng trông sẽ sáng sủa và tươi tắn hơn nhiều trong những ngày xuân, hè.

Trang trí bằng sách


Những cuốn sách đủ loại không chỉ làm "duyên" cho ngôi nhà mà còn giúp bạn giải khuây nhẹ nhàng, hữu ích

Những quyển sách với mọi chủ đề từ cách làm vườn, học kinh doanh hay nấu ăn, văn học – nghệ thuật đều có thể dùng làm vật trang trí hay khoe khéo "kho tri thức vô giá". Hãy sắp xếp chúng trên bàn để tạo ra sự độc đáo riêng biệt.

Chẳng hạn, những cuốn sách nấu ăn sẽ được đặt trong bếp, ở một vị trí dễ nhìn nhất và cũng "an toàn" nhất với giấy.

Mang thiên nhiên vào trong nhà


Hoa tươi là cách làm đẹp nhà đơn giản nhất

Hoa và cây cảnh là một trong những vật dụng trang trí sẵn có và hiệu quả nhất trong việc làm mới không gian sống đã quen thuộc, cũng là cách dễ nhất trong việc mang thiên nhiên vào nhà.

Nếu không có cây, bạn có thể dùng những bình hoa tươi đặt bên cửa sổ hay góc bàn ăn. Sự tươi mới của hoa sẽ mang đến nhiều cảm xúc thú vị khác nhau cho mọi người.

Thay đổi ánh đèn


Thay đổi ánh sáng

Tưởng là phức tạp nhưng rất đơn giản. Có thể lắp thêm bóng đèn mới hoặc không, tùy thích. Bạn chỉ việc điều chỉnh lại cường độ sáng của đèn cho phù hợp hơn với tâm trạng hoặc mục đích sử dụng.

Nếu không dùng chiết áp, bạn có thể tắt bớt đèn hoặc dán giấy mờ bên ngoài bóng để tạo ánh sáng kỳ ảo mà lại rất ấm cúng.

Màu sơn


Một góc sơn tường nghệ thuật

Đây lại là giải pháp làm đẹp hiệu quả nhất và thường gây ấn tượng mạnh với những người đến thăm lần đầu hoặc sau thời gian dài.

Đừng lo màu sơn sẽ phá vỡ bố cục nhà bạn. Có thể không phải là tất cả mảng tưởng, căn phòng mà chỉ là trần nhà, góc tường, ô cửa sổ để tạo điểm nhấn mới cho căn phòng.
(Theo ĐTTD )

Ha Noi se khong bien



Tuyên bố trên của Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo đang được dư luận hoan nghênh và quan tâm theo dõi. Song cũng mong rằng nó không mang tính "nhiệm kỳ", không lặp lại cảnh "tiền hậu bất nhất" như đã từng xảy ra...

Trở lại với các khu "đất vàng" giữa lòng Hà Nội, khi hàng loạt các bộ đã và đang di dời nên sẽ có nhiều khu bị để trống, chưa biết chuyển nhượng cho ai và làm gì? Vậy Hà Nội sẽ xử lý thế nào?

Đầu tiên là trụ sở của Thanh tra Chính phủ trên đường Đội Cấn, quận Ba Đình (nay đã chuyển đến đường Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy). Tới nay, trụ sở cũ đang bỏ trống vẫn chưa có động tĩnh gì về công trình, dự án thay thế (dù bộ máy làm việc đã chuyển đi hết).

Về vấn đề này, ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ cho biết: "Cơ quan có ý định xây nhà cho cán bộ nhân viên tại trụ sở cũ nhưng chưa có đề xuất chính thức, quy mô xây dựng cụ thể gì tại đó. Trụ sở cũ đang để không và chúng tôi vẫn cử người trông giữ".

Tương tự như vậy, trụ sở của Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) tại 40 Hàng Bài vẫn đang hoạt động bình thường. Dù trước đó, Bộ Công an được Thủ tướng đồng ý cho phép bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo giá thị trường, đúng quy định của pháp luật, tại số 40 Hàng Bài và 54 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm) với diện tích đất là 13.303,8 m2.

Tuy nhiên, theo ông Đàm Văn Tâm, Phó chánh Văn phòng Bộ Công an, hiện một số bộ phận của Bộ đã chuyển ra trụ sở mới trên đường Phạm Văn Đồng. Chủ trương của Bộ, là trụ sở cũ thì cải tạo, nâng cấp chứ không chuyển nhượng.

Đồng ý chủ trương di dời các bộ ra khỏi nội đô nhưng các Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn đang sử dụng trụ sở cũ và việc di chuyển cần phải có thời gian.

Ông Nguyễn Văn Công, Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, rất đồng tình với việc di dời các bộ ngành ra khỏi nội đô, và không cho phép xây dựng nhà cao tầng trên các khu đất cũ để giảm ùn tắc giao thông.

Bộ Giao thông Vận tải sẵn sàng tiên phong chuyển đất tại trụ sở cũ cho Hà Nội và di dời tới trụ sở mới theo chỉ đạo của Thủ tướng. Ông Công cũng cho biết: việc Hà Nội xử lý thế nào trụ sở cũ của Bộ Giao thông Vận tải trên đường Trần Hưng Đạo là chuyện của thành phố chứ Bộ sẽ không can thiệp.

Còn tại Dự án chuyển Bộ Xây dựng (37 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng) về Khu đô thị mới Tây Hồ Tây đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tháng 10/2011. Mới đây, Ban quản lý dự án xây trụ sở Bộ Xây dựng thông báo mời nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng trụ sở làm việc mới của Bộ Xây dựng theo hình thức xây dựng-chuyển giao. Tuy nhiên, sau khi Bộ Xây dựng chuyển đi, trụ sở cũ sẽ làm gì?

Ông Nguyễn Quang Nam, Trưởng ban quản lý dự án xây trụ sở Bộ Xây dựng cho biết: "Bộ Xây dựng là đơn vị đầu tiên công bố đấu giá đất. Vấn đề là khi xử lý cái đất ấy sao cho vừa đạt được hiệu quả kinh tế vừa đạt cả lợi ích xã hội mới quan trọng. Giả sử những khu đất vàng nằm trong nội đô mà cứ bán cho nhà đầu tư để xây nhà cao tầng thì sẽ thu được nhiều tiền ngay. Nhưng sẽ phản tác dụng vì mục đích di dời trụ sở các bộ là để giảm tải cho nội đô".

Ông Nam kiến nghị giải pháp: Khu đất trụ sở Bộ Xây dựng ở 37 Lê Đại Hành với diện tích gần 13.000m2 có thể làm biệt thự và sẽ bán được giá. Như vậy có thể đảm bảo "bài toán" kinh tế. Ngoài ra có thể dành một diện tích làm cây xanh, nhà trẻ... Bên cạnh đó, gần Bộ Xây dựng có phố Đội Cung bị tắc, dự án này sẽ kéo phố Đội Cung ra đường Hoa Lư thì giải quyết bài toán giảm tải về giao thông. Bộ Xây dựng phải là đơn vị tiên phong, bộ khác mới làm theo được.

Bên cạnh những khu "đất vàng" đang bỏ ngỏ, bức xúc hơn là nhiều dự án "giao thông tĩnh" cũng bị sử dụng sai mục đích. Ví như: dự án cống hóa mương Phan Kế Bính làm bãi đỗ xe tại phường Cống Vị (quận Ba Đình) do Công ty cổ phần Đa quốc gia làm chủ đầu tư được khởi công vào năm 2007. Thế nhưng, hiện dự án đang dần dần chuyển sang làm showroom, siêu thị quần áo thời trang và các mục đích khác.

Tiếp đó là điểm đỗ xe Tràng Thi được quy hoạch xây dựng trên nền đất 2.000 m2 của Xí nghiệp xe đạp Viha (phố Tràng Thi), thay thế cho điểm đỗ xe trên các tuyến phố Quang Trung, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Tôn Đản... nhưng đến nay khu vực mà Xí nghiệp xe đạp Viha chuyển đi vẫn rào khóa im lìm, không biết quy hoạch trước đây có còn giá trị?

Còn quy hoạch điểm đỗ xe Phan Chu Trinh, xây để thay thế điểm đỗ xe trên đường Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền; điểm đỗ xe tại Cung văn hóa Hữu nghị, quy hoạch thay thế cho điểm đỗ xe trên đường Nguyễn Du, Trần Quốc Toản, Ga Hà Nội cũng đang bị biến thành quán cà phê, cửa hàng ăn uống...

Một dự án khác cũng gây bức xúc dư luận đó là tại tòa nhà 16 Cát Linh (trước đây còn được đánh số là 17 Cát Linh), thực chất là nhà đỗ xe được xây dựng phục vụ sân vận động Hàng Đẫy dịp SEA Games 22. Tuy nhiên, tòa nhà trên cũng đang sử dụng sai mục đích. Tới đây, Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội sẽ có buổi làm việc với các sở, ngành để giải quyết vấn đề này. Dư luận đang rất hy vọng kỳ này Hà Nội "đã nói là làm".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét