Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Can co chinh sach giup doanh nghiep giai phong hang ton kho

"Cần có chính sách giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho" "Xế" 5 triệu USD "độc nhất vô nhị"- dành riêng cho Eric Clapton

Tim kiem:

tivi plasma | tivi led | may giat CafeLand - Hiện Sàn giao dịch bất động sản Hưng Thịnh (Hung Thinh Land) đang chào bán đất nền phố thương mại Golden Dragon với giá từ 1,85 triệu đồng/m2.

(VOV) - Sức mua giảm, hàng tồn kho nhiều nên không ít doanh nghiệp chưa dám vay vốn tiếp dù lãi suất đã thấp hơn.

Trao đổi với phóng viên bên lề kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (đoàn TP HCM), Chủ tịch Hội đồng Quản trị Liên hiệp HTX thương mại thành phố Hồ Chí Minh cho biết, doanh nghiệp phải tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp thì mới góp phần giảm giá thành, từ đó kích thích tăng sức mua.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa trả lời báo chí bên lề Quốc hội

PV: Theo ông thì đâu là giải pháp giúp doanh nghiệp giải phóng được số hàng tồn kho?

Ông Nguyễn Ngọc Hòa: Với những mặt hàng sản phẩm như sắt thép, xi măng phụ thuộc rất lớn vào sự sôi động của thị trường xây dựng, thị trường bất động sản. Nhưng hiện tại thị trường này đang đóng băng, nên hàng hóa không ra được.

Về nhóm hàng hóa tiêu dùng, sức mua bình quân giảm 10%. Do đó, muốn kích thích sức mua phải có chính sách giúp doanh nghiệp hạ được giá thành, tức giảm yếu tố đầu vào, như lãi suất. Hiện lãi suất mới thấp hơn nhưng hàng tồn kho nhiều nên doanh nghiệp không dám vay để sản xuất tiếp.

Đồng vốn vay theo chu kỳ cũ với lãi suất cao nên giá thành của hàng tồn kho cũng cao. Muốn tháo gỡ thì ngân hàng và doanh nghiệp phải ngồi lại với nhau để có mức lãi suất hợp lý, tạo ra yếu tố giảm giá thành, từ đó tăng khả năng giảm giá bán, đẩy hàng tồn kho ra.

Về góc độ người tiêu dùng, nếu họ được hỗ trợ như giảm thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân, cũng sẽ góp phần kích thích họ mua sắm.

Đối với các doanh nghiệp phân phối, nên có chính sách hỗ trợ mở rộng mạng lưới phân phối. Hiện nay mạng lưới phân phối chưa rộng khắp và khi được mở rộng sẽ cho phép hạ chi phí trong quá trình lưu thông, làm nhanh hơn quá trình vận chuyển đưa hàng đến người tiêu dùng.

Như vậy phải có chính sách hỗ trợ đồng đồng bộ 3 khâu.

PV: Việc quy hoạch mạng lưới phân phối là bước đi lâu dài. Nhưng trước mắt, theo ông, các doanh nghiệp này cần được hỗ trợ như thế nào?

Ông Nguyễn Ngọc Hòa: Trước mắt hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối mở nhanh các điểm bán. Về lâu dài thì quy hoạch mạng lưới; cùng với đó là hỗ trợ qua các chương trình như đưa hàng Việt về nông thôn, để đẩy nhanh lưu thông hàng hóa.

PV: Trước đây Bộ Công Thương cũng đề xuất Đề án xây dựng hệ thống mạng lưới phân phối nhưng sau đó đã dừng lại, từ năm 2008 đến giờ cũng chưa thấy có động thái nào. Ông nghĩ sao về điều này?

Ông Nguyễn Ngọc Hòa: Hiện nay các doanh nghiệp rất mong chờ chính sách cụ thể của Nhà nước.

Trước đây Nhà nước có quy định mở các trung tâm thương mại, các siêu thị phải giao đất một lần, nhưng như thế đòi hỏi một lượng vốn rất lớn trong điều kiện lãi suất cao thì là một áp lực rất lớn với nhà phân phối.

Nếu Nhà nước điều chỉnh vừa giao đất, vừa cho thuê đất thì doanh nghiệp không phải bỏ ra một lượng tiền quá lớn, cũng là cách hỗ trợ cho doanh nghiệp phân phối mở rộng điểm bán.

Nếu bây giờ kêu doanh nghiệp phân phối vừa bỏ tiền vào đất, nhà, hàng thì 3 áp lực đó là quá lớn so với khả năng của nhà phân phối Việt Nam.

PV: Dưới góc độ của nhà phân phối, ông nhìn nhận như thế nào về thực trạng tồn kho của nhà sản xuất hàng tiêu dùng hiện nay?

Ông Nguyễn Ngọc Hòa: Nói chung hiện nay tồn kho lớn, cái gốc do sức mua giảm. Giờ phải có cách kích thích sự sôi động của thị trường, kích thích sức mua thì mới giải phóng được hàng tồn kho.

Muốn vậy, trước mắt phải làm sao cho cơ chế lãi suất mới đi vào giá thành sản phẩm. Vì hàng tồn kho hiện nay đang được hạch toán theo cơ chế lãi suất cũ, vì chu kỳ sản xuất, khi ra mặt hàng thì đồng vốn phải chuẩn bị ở chu kỳ trước. Tới chu kỳ này chưa giải quyết được hàng tồn kho, doanh nghiệp chưa dám vay tiền để chuẩn bị cho chu kỳ sau.

Còn với doanh nghiệp phân phối, điều quan trọng là vòng quay của hàng hóa, nếu không tốt họ sẽ gặp khó khăn.

PV : Xin cảm ơn ông./ .


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét